Trứng vịt lộn “rớt” giá, các lò ấp lỗ chồng lỗ!

(Baohatinh.vn) - Mùa hè vốn dĩ là mùa làm ăn của các lò ấp trứng vịt lộn ở Hà Tĩnh. Thế nhưng, năm nay, ngay từ đầu mùa, tình trạng ế ẩm, ứ hàng khiến giá trứng vịt lộn “tuột dốc không phanh”...

Từ 25.000 đồng/chục, giá “rớt” dần từng ngày và đến thời điểm này là 13.000 đồng/chục. Thực tế đó đã khiến các lò ấp ở Hà Tĩnh rơi vào tình trạng lỗ chồng lỗ, hàng tồn đọng phải tự đem đi bán rong.

trung vit lon rot gia cac lo ap lo chong lo

Trứng vịt lộn - món ăn yêu thích trong mùa hè của nhiều người đang bị rớt giá thê thảm

Ông Nguyễn Văn Tâm (xóm 17, xã Thạch Tân, Thạch Hà) là một trong những chủ lò ấp trứng vịt lộn lâu năm nhất trong vùng, dù đã trải qua nhiều thành bại nhưng đợt “rớt” giá lần này là điều gia đình ông không tiên lượng được.

Với hơn 30 năm làm lò ấp trứng, gia đình ông Tâm từ chỗ phải đi mua góp trứng trong làng đã tìm được nguồn trứng ổn định bằng cách liên kết cung cấp cám đổi lấy trứng cho người nuôi. Bằng cách đó, 13 tủ ấp của gia đình ông không lúc nào thiếu trứng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn hàng. Tuy nhiên, chính điều đó hiện nay lại đang đẩy lò ấp của ông vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Bà Nguyễn Thị Phúc - vợ ông Tâm cho biết: Trước thời điểm trứng vịt lộn rớt xuống 13.000 đồng/chục, chúng tôi vẫn thu mua trứng thường với giá 20.000 đồng/chục. Tính ra, mỗi mẻ 1 vạn trứng chúng tôi đã lỗ 7 triệu đồng, đó là chưa kể tiền điện và các phụ phí khác.

trung vit lon rot gia cac lo ap lo chong lo

Không tiêu thụ được, nhiều trứng vịt lộn đã nở thành vịt con.

Được biết, từ trước tới nay, các lò ấp trong tỉnh đều cung cấp hàng cho các chủ hàng từ Huế và một số tỉnh miền Nam ra thu mua. Từ các chủ hàng đó, trứng vịt lộn được đưa sang Lào tiêu thụ. Tuy nhiên, đầu mùa hè năm nay, không hiểu vì sao, thị trường Lào bỗng dưng ngừng tiêu thụ kéo theo các chủ hàng lớn quen thuộc cũng ngừng thu mua, dẫn đến tình trạng ứ hàng ở hầu khắp các lò ấp.

Chị Phan Thị Hồng (xã Đức Thanh, Đức Thọ) cho biết: “Gia đình tôi làm lò ấp được hơn chục năm nay, trong suốt cả năm chạy lò, chúng tôi cũng luôn xác định sẽ có chừng vài tháng đầu năm bị lỗ vốn do ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, năm nay, đến tháng 5 rồi mà giá trứng không những không lên mà còn “rớt” liên tục khiến gia đình tôi rơi vào tình trạng lỗ chồng lỗ. Điều lo lắng nhất chính là tôi không thể biết được thị trường còn có thể ấm lại hay không, trong khi đã bỏ gần 400 triệu đồng đầu tư lắp đặt tủ ấp. Nếu tủ cứ chạy thì mỗi ngày, tính ra, chúng tôi phải chịu lỗ chừng 2 triệu đồng”.

Chấp nhận vài tháng lỗ để giữ mối nhập hàng cũng là cách thức mà nhiều chủ lò ấp ở các địa bàn trong tỉnh áp dụng. Chính vì thế, nguồn hàng trứng vịt lộn không bao giờ thiếu. Lượng trứng tại các lò ấp trong tỉnh hiện nay nếu không tiêu thụ được ra thị trường ngoại tỉnh thì việc giá ấm trở lại là điều mà các chủ lò xác định rất khó.

Đối với thị trường nội tỉnh, trứng vẫn tiêu thụ được, chỉ có điều tất cả các lò ấp, muốn bán được đều phải tự hạ giá. Thực tế đó gây nên sự chênh lệch nhẹ giữa các vùng. Tận dụng điều này, để đắp đổi, bù lỗ cho các lò ấp đang phải liên tục hoạt động, một số chủ lò ấp ở Khánh Lộc, Đức Thanh lại quay sang buôn trứng vịt lộn được các chủ lò ấp ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên đưa ra nhập. Bằng cách đó, một số chủ lò có thể giảm được thiệt hại nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Rõ ràng, đầu ra cho các sản phẩm từ nông nghiệp hiện nay đang là bài toán chưa tìm được lời giải. Trứng vịt lộn mặc dù không phải là một loại nông sản có số lượng lớn, tuy nhiên, sự bế tắc trong tiêu thụ cũng đã gây nên những tổn thất kinh tế lớn không chỉ cho người làm lò ấp mà cho cả người chăn nuôi vịt.

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.