Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu

(Baohatinh.vn) - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đề nghị Trường Đại học Hà Tĩnh xác định được phân khúc đào tạo để có các chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó tạo thương hiệu, uy tín cho trường.

Sáng nay (11/6), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã đến thăm, làm việc tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cùng dự.

Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì buổi làm việc.

Theo báo cáo từ Ban Giám hiệu nhà trường, hiện nay, Trường Đại học Hà Tĩnh có 344 cán bộ, giảng viên và nhân viên. Trường hiện đang đào tạo 23 mã ngành đại học.

Từ khi thành lập cho đến nay, Trường Đại học Hà Tĩnh đã đào tạo được gần 12.000 sinh viên; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hàng năm đạt hơn 90%, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh.

Trường cũng đã liên kết với các trường đại học lớn: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Xây dựng,... để đào tạo thạc sỹ.

Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu

Tiến sỹ Đoàn Hoài Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh báo cáo tình hình hoạt động của nhà trường.

Trong công tác đào tạo ngắn hạn, Trường Đại học Hà Tĩnh đã và đang đào tạo, cấp chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, THCS các hạng 1, 2, 3; giáo viên THPT hạng 3; đào tạo và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo tiếng Lào; đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm… Trường cũng đang đào tạo bậc THPT và mầm non với quy mô gần 1.000 học sinh.

Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu

Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Thị Quỳnh Diệp: Để nâng cao hiệu quả tuyển sinh, đào tạo, nhà trường cần có các giải pháp kiện toàn về nhân lực, xây dựng kế hoạch cụ thể để giải quyết các việc tồn đọng, vướng mắc. Đồng thời, mong Bộ GD&ĐT có các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; định hướng cho sự phát triển của trường trong giai đoạn tiếp theo.

Một trong những khó khăn Trường Đại học Hà Tĩnh đang gặp phải là công tác tuyển sinh. Các ngành đào tạo tại trường chưa đa dạng, chưa có mã ngành đào tạo trình độ thạc sỹ; chưa đào tạo các ngành về kỹ thuật, công nghiệp chế biến, chế tạo, y dược…

Chính vì vậy, tại buổi làm việc, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hà Tĩnh đã kiến nghị với Bộ GD&ĐT sớm có các hướng dẫn, giải pháp để giúp cho trường tháo gỡ các khó khăn.

Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: Trường Đại học Hà Tĩnh cần xác định được phân khúc đào tạo để tạo thương hiệu, uy tín.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn ghi nhận những kết quả mà Trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh, nhu cầu của người học đang rất lớn, đây là cơ hội của nhà trường nếu có các giải pháp để tuyển sinh hiệu quả.

Nhà trường cần thay đổi tư duy trong đào tạo, dựa trên thế mạnh và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để xác định được phân khúc đào tạo. Khi xác định được phân khúc đào tạo, cần có các chiến lược, cơ chế nâng cao chất lượng đào tạo trong phân khúc, từ đó tạo thương hiệu, uy tín.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng đề nghị, nhà trường phải luôn lấy người học là trung tâm, phát huy mọi nguồn lực, nhất là nội lực để nâng cao chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất giảng dạy; đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tuyển sinh, đào tạo từ các cơ sở giáo dục trong cả nước; tăng cường công tác phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm; kiện toàn, sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và sớm kiện toàn Hội đồng trường theo đúng quy định.

Chủ đề Tuyển sinh 2018

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.