Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

(Baohatinh.vn) - Khi dãy Giăng Màn còn chìm trong sương mù lãng đãng, những người gieo chữ ở xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã bắt đầu một ngày mới. Những bước chân thầy cô đã đánh thức con trẻ, gọi các em nhanh bước đến trường.

.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

Những lớp học ở bản làng xa xôi lại rộn vang tiếng hát

Con đường vào bản Rào Tre những ngày này được đón bước chân quen thuộc của các thầy cô giáo đến với các gia đình để vận động học sinh (HS) đến lớp.

Cô Hoàng Thị Thưu, giáo viên chủ nhiệm lớp HS dân tộc Chứt ở Trường Tiểu học Hương Liên cho biết: “Chuẩn bị cho năm học mới, việc vận động trẻ em dân tộc Chứt trở lại lớp là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đó đã được chúng tôi thực hiện ngay trước ngày tựu trường. Chúng tôi cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng học và sách vở, bút mực để chào đón các em”.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc
Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

Bản Rào Tre những ngày này cũng được đón bước chân quen thuộc của các thầy cô giáo đến với các gia đình để vận động HS đến lớp

Mỗi một năm học trôi qua, những giáo viên đã gắn bó với HS dân tộc Chứt không thể đếm được bao lần mình đến từng nhà vận động, chở các em đi học. Chỉ biết rằng, trên cung đường quen thuộc ấy, sự kiên trì, bền bỉ và tâm huyết của những người gieo chữ đã đơm hoa, kết trái khi có những giờ học bình yên và sự hứng thú của các em đối với những bài văn, phép toán.

Cũng từ đó, nỗi mong chờ năm học mới của HS ở bản Rào Tre không chỉ là những bộ quần áo mới đã được mẹ chuẩn bị từ những phiên chợ sớm mà còn hiện hữu qua ánh mắt lấp lánh niềm vui khi các em nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của thầy cô giáo xuất hiện ở bậc thang nhà sàn. Các em không còn ngại ngần khi khoe với những đoàn khách đến thăm những bộ quần áo mới, hát tặng mọi người bài hát đậm chất núi rừng bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình. Đó cũng chính là hành trang các em chuẩn bị bước vào năm học mới.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

Chia sẻ cùng bạn niềm vui khi có quần áo mới

Em Hồ Thị Thìn, HS lớp 4 - Trường Tiểu học Hương Liên chia sẻ: “Năm học vừa qua, em đã cố gắng đến lớp đều đặn, chú ý nghe thầy cô giảng. Vì thế, việc học của em tiến bộ rất nhiều, được các thầy cô giáo khen. Em rất vui khi năm học mới đã bắt đầu, em được gặp lại bạn bè, thầy cô, được khoe với bạn bè những bộ quần áo mới”.

Không khí chuẩn bị chào đón năm học cũng hiện hữu tại điểm lẻ của Trường Mầm non Hương Liên - nơi dành riêng cho HS dân tộc Chứt. Cô Hoàng Thị Hương - giáo viên cắm bản nơi đây cho biết: “Mỗi sáng sớm, chúng tôi lại vào bản chở các em ra lớp. Nhờ thế, đến hôm nay, 16 em trong độ tuổi mầm non đã cơ bản duy trì được nền nếp sinh hoạt”.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

Xe đạp, cặp sách...

Năm học mới của hơn 40 HS trên bản Rào Tre cũng đang nhận được sự đồng hành, tiếp sức của các tổ chức, cơ quan đoàn thể và những tấm lòng thiện nguyện. Thiếu tá Phạm Đình Minh - Tổ công tác Bộ đội Biên phòng ở bản Rào Tre cho hay: “Chúng tôi đã tiếp nhận một số xe đạp, cặp sách mới của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh trao tặng.

Ngoài phần gạo dành cho các gia đình được cấp phát hàng tháng, chúng tôi đã nhập kho số lượng sữa từ một tổ chức từ thiện gửi tặng để phát cho các em vào mỗi buổi sáng trước khi đến trường...”.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

gạo, sữa... cũng đã sẵn sàng đồng hành với các em bước vào năm học mới

Vào năm học mới 2019 - 2020, 4 HS dân tộc Chứt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đón niềm vui đặc biệt khi được Đồn Biên phòng Bản Giàng nhận nuôi. Mọi thủ tục đã được hoàn thành, việc chuẩn bị nơi ăn, chỗ ở, phương án chăm sóc cho các em cũng đang được những người lính gấp rút chuẩn bị.

Vận động học sinh bản Rào Tre đến lớp, khó mấy các cô cũng không bỏ cuộc

Nụ cười hồn nhiên của trẻ em dân tộc Chứt

Rời Rào Tre, trong mỗi chúng tôi là những cung bậc cảm xúc đong đầy niềm vui. Đó là hình ảnh những nụ cười hồn nhiên, ánh mắt đầy lưu luyến và những cánh tay đen nhẻm vươn lên vẫy chào tạm biệt của các em nhỏ. Chúng tôi biết rằng, những câu chuyện thơm mùi sách mới đang đưa các em rời những chuyến lang thang theo dấu vết con thú, để cùng bạn bè rộn rã bước chân đến trường.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.