Thiêng liêng mâm cỗ tết

(Baohatinh.vn) - Trong tiềm thức của người Việt, tết là phải đủ đầy để cả năm được no ấm, an vui; tết cũng là dịp tri ân, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Chính vì vậy, mâm cỗ ngày tết mang một ý nghĩa tâm linh thiêng liêng, lớn lao.

Theo quy luật của thời gian, mỗi năm một lần, mỗi khi tết đến, người người, nhà nhà lại háo hức sửa soạn những thứ cần thiết để tiễn năm cũ, đón năm mới. Và điều không thể thiếu trong mỗi gia đình là sửa soạn mâm cỗ cúng.

Thiêng liêng mâm cỗ tết

Mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về chầu trời.

Với người Việt ở nhiều vùng miền, tết có lẽ đã bắt đầu từ thời khắc chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày mà ông Táo sẽ về chầu trời để tâu với Ngọc Hoàng công việc làm ăn, tình hình của gia chủ trong một năm qua.

Với ý nghĩa đó, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng là mâm ngũ quả, hương đèn giấy áo, chu đáo hơn thì có cỗ xôi gà, thịt. Và có một lễ vật không thể thiếu là cá chép - phương tiện để ông Táo cưỡi bay lên trời.

Thiêng liêng mâm cỗ tết

Cá chép được chọn làm “phương tiện” để ông Táo lên chầu trời.

Không phải ngẫu nhiên mà cá chép được chọn dâng cúng vào dịp này mà bởi cá chép đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt qua câu nói “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, là biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ. Với tục cúng tiễn ông Táo chầu trời, người dân gửi gắm ước mong, nguyện cầu được các vị thần linh che chở, mang đến sự no ấm, đủ đầy và an lành.

Tết đến, xuân về là dịp để các thành viên trong gia đình tề tựu đông đủ, sum vầy bên nhau. Và bữa cơm tất niên, mâm cỗ cúng tổ tiên, ông bà ngày cuối cùng của năm cũ là một thủ tục không thể thiếu, trở thành một nét đẹp văn hóa bao đời nay. Dù giàu có hay nghèo khó, ai cũng đều mong muốn chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên tươm tất, thịnh soạn nhất.

Thiêng liêng mâm cỗ tết

Mâm cúng tất niên thường có đầy đủ các món ăn truyền thống, thể hiện lòng thành kính, tri ân của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ảnh internet.

Đó là sự hòa quyện màu sắc, hương vị của các món ăn truyền thống: màu xanh của bánh chưng, sắc đỏ của xôi gấc, vàng óng của gà luộc, thêm chút trắng hồng của những khúc giò lụa… Bằng bàn tay khéo léo cùng cái tâm thành kính của con cháu, mâm cỗ cúng tất niên luôn mang theo lòng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân nguồn cội đã luôn phù hộ, chở che cho con cháu.

Sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm cuối năm. Đó là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm đã qua, những việc làm được và chưa làm được, động viên nhau vững vàng hơn trong năm tới.

Thiêng liêng mâm cỗ tết

Xôi gà là vật phẩm không thể thiếu trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa.

Bữa cơm đó luôn là nỗi mong chờ, mang đến những cảm xúc đong đầy trong lòng mỗi người. Anh Lê Văn Thành (quê huyện Lộc Hà) chia sẻ: “Đi làm ăn xa nên tôi luôn trông chờ được về quê ăn bữa cơm tất niên cùng cha mẹ, anh chị em. Với người xa xứ, không có gì hạnh phúc bằng tết đoàn viên, an yên bằng những giờ phút sum họp gia đình”.

Mâm cỗ quan trọng không kém cỗ cúng tất niên là mâm cúng giao thừa với vật phẩm quen thuộc xôi gà, bánh chưng, hương hoa, vàng mã. Đây là nghi thức quan trọng tiễn năm cũ, chào đón năm mới sang. Trong thời khắc thiêng liêng đó, các thành viên trong gia đình đều đứng trước ban thờ tổ tiên, dâng cúng lễ vật, thắp nén tâm hương cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

Thiêng liêng mâm cỗ tết

Người dân Hà Tĩnh mua sắm vật phẩm thờ cúng cuối năm.

Ngày nay, dù đã tối giản hơn trong việc bày biện, sửa soạn mâm cỗ cúng trong những ngày tết; nhiều dịch vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân nhưng sự thành tâm thì vẫn luôn được gửi gắm trong từng vật phẩm dâng cúng ông bà, tổ tiên.

Chị Nguyễn Thị Trang (phường Văn Yên - TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Công việc cuối năm rất bận rộn nên hầu hết các vật phẩm liên quan đến mâm cỗ cúng tôi đều đặt chế biến sẵn, mang về nhà chỉ việc nấu. Dù vậy, tôi vẫn phải chọn địa chỉ cung cấp uy tín, lựa kỹ từng món hàng để có những mâm cỗ tươm tất nhất trong ngày tết”.

Năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, người người, nhà nhà đang sửa soạn cho một cái tết ấm áp, đủ đầy. Mâm cỗ ngày tết dù rất quan trọng nhưng đôi khi vì quá cầu toàn, nhiều gia đình vẫn còn phô trương, lãng phí. Chữ hiếu với tổ tiên, ông bà không nằm ở mâm cao, cỗ đầy mà bằng việc con cháu sống thuận hòa, luôn làm điều thiện lành. Vậy nên, chỉ cần thành tâm thì mâm cỗ nào cũng là trọn vẹn, đủ đầy những ý nghĩa tốt đẹp trong ngày tết.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.