Thăm thẳm ký ức đình làng Quần Ngọc

(Baohatinh.vn) - Vào dịp nơi nơi tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, tôi có cơ duyên về thăm làng Quần Ngọc, xã Khánh Lộc (Can Lộc). Trên con đường bê tông trải rộng, hai bên nhà cửa khang trang, tôi hình dung rõ hơn về cuộc sống đủ đầy của cư dân nông thôn mới. Tôi hiểu vì sao, toàn dân nơi đây đang háo hức để đón sự kiện trọng đại của làng: đình làng được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Ông Mai Khắc Mão - người có công lao trong việc phục dựng đình làng kể: “Làng này xưa kia có tên là Vạn Bửu, lịch sử đã hơn 300 năm. Những năm 60 của thế kỷ trước, tôi cùng bạn bè thường ra khu vực đình đánh trận giả, đánh đùng. Khi ấy, cây cối rậm rạp, trước đình có giếng, hai bên có gò đất cao. Đình làng được tế tự vào ngày khai hạ đầu năm, lễ kỳ phúc giữa năm và lễ kỳ yên trung tuần tháng 10. Khi tế tự, nhân dân xóm Trong, xóm Nhà Vụ và xóm Tây Ngoài cùng nhau chuẩn bị và tiến hành nghi lễ”.

tham tham ky uc dinh lang quan ngoc

Đình làng Quần Ngọc được người dân và con em xa quê phục dựng.

Tiếp cận văn bia và sắc phong được chuyển ngữ, cho thấy, đình làng Quần Ngọc được làm từ triều Minh Mạng thứ sáu, thờ thần Tam Lang và Đức thánh Phúc Tuy Đại Vương. Khi ấy, đình làng lợp bằng tranh, tọa lạc trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ bốn mùa rậm rạp, xanh tươi, hai bên đình có hai gò đất chầu lại. Năm Khải Định thứ tư, đình được tôn tạo, lợp bằng ngói chạm trổ tinh vi.

Toàn bộ di tích cùng tín ngưỡng được gìn giữ gần như nguyên vẹn cho đến thời điểm rơi vào “nỗi buồn lịch sử”. Ông Mai Khắc Mão còn nhớ những ngày dân làng dỡ đình để làm trường học, nhà ở cho giáo viên. Rồi sau đó, kèo cột của đình được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Trong trí nhớ của ông Mão, hình ảnh đoàn xiếc Phi Sơn Hải ở miền Nam ra biểu diễn vẫn còn in đậm. Khi ấy, để thử thách “nội công” của diễn viên xiếc, người ta đã đến đình làng bê văn bia lên sân khấu, đặt lên bụng diễn viên và đập bể. Cái còn lại của văn bia, hiện lưu giữ tại đình là một phần nhỏ của đế bia, bằng đá. Làng đã coi đó là kỷ niệm khó quên của một thời nông nổi. Nằm cạnh phần còn lại của bia đá ấy là “hòn đá thiêng” khá lớn, trước đây đặt trước cầu vào giếng, trước đình với những câu chuyện truyền lại trong dân gian về sự linh thiêng của nó.

Ngày nay, với mong muốn được phục hồi, phát huy các giá trị di sản cha ông để lại và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, đình làng Quần Ngọc được dân làng và con em xa quê xây dựng lại với kết cấu ba gian hai chái, mái cong, trên đỉnh nóc khắc chạm lưỡng long chầu nguyệt. Đình ngoảnh về hướng Đông với hệ thống cổng và tường rào bao quanh kiên cố. Phía trước đình là hồ nước, cây đa, xung quanh làng mạc yên bình. Để tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ công ơn, dân làng đã bố trí các cung thờ rất có chủ ý. Gian giữa thờ thành hoàng, phía trên bài trí long ngai bài vị, hai bên có câu đối; gian trái thờ các vị tiền bối của làng; gian phải thờ những người con của làng đã ngã xuống trong 2 cuộc trường chinh lịch sử.

Thật khó để nói hết ký ức ngôi làng được hội tụ tại đình làng - nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng chung, song, những gì người dân Quần Ngọc hôm nay chung tay khôi phục cũng đủ để nói lên những thăm thẳm trong chiều sâu tâm linh của làng. Nét đẹp của làng quê xưa đã thấp thoáng trong dáng vẻ tươi mới của làng quê nay với đình làng, bến nước, cây đa, nhà văn hoá… Đó là giá trị lớn lao mà quần thể tại đình làng Quần Ngọc, Khánh Lộc gợi mở cho các vị khách đến với làng.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.