Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

(Baohatinh.vn) - Điều này đã được khẳng định tại buổi toạ đàm quốc tế “Giao lưu Việt - Nhật qua tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh" do Đại học Nữ thục Chiêu Hòa (Nhật Bản), Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội và Sở VHTT&DL tổ chức trong ngày 25/12 tại Hà Tĩnh.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Sau 5 năm tiến hành, nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều vấn đề trong lịch sử quan hệ ngoại giao 2 nước Việt - Nhật.

Trên cơ sở nguồn sử liệu, thư tịch, tài liệu dòng họ hiện đang lưu giữ tại Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đặt ra vấn đề giao lưu thương mại giữa Việt Nam và thế giới thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh Nguyễn Cảnh Thuỵ: Mong muốn nhóm nghiên cứu tiếp tục có sự hợp tác, giúp đỡ Hà Tĩnh trong nghiên cứu khảo cổ học trong thời gian tới.

Từ năm 2016 đến nay, nhóm hợp tác nghiên cứu của Đại học KHXH&NV (Đại học quốc gia Hà Nội), Trung tâm Khảo cổ học dưới nước - Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Tĩnh, Bảo tàng Quốc gia Kyushu, Đại học Hàng hải Tokyo, Viện Nghiên cứu văn hoá và Đại học Nữ thục Chiêu Hoà Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, khảo cổ.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Buổi toạ đàm có 11 bài báo cáo khoa học của các chuyên gia nghiên cứu và các nhà quản lý

Buổi toạ đàm có 11 bài báo cáo khoa học của các chuyên gia nghiên cứu và các nhà quản lý, tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: Làm rõ vị thế, địa - kinh tế, địa - văn hoá của Hà Tĩnh trong bối cảnh giao thương Việt Nam - Nhật Bản với khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới thế kỷ XVI - XVIII;

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Các nhà khảo cổ Nhật Bản và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) khảo sát, thăm dò khảo cổ học tại vườn cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh ở thôn Lũy, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc.

Những hoạt động chính của hoạt động điều tra, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học tại các di tích liên quan đến mối quan hệ Hà Tĩnh - Nhật Bản thế kỷ XVII; những kết quả bước đầu về nghiên cứu một số đồng tiền đồng Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc tại Bảo tàng Hà Tĩnh.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Tiến sỹ Kikuchi Yuriko -Viện Nghiên cứu Văn hóa con người thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục Nhật Bản trình bày báo cáo khoa học: Quan hệ Nghệ Tĩnh - Nhật Bản nhìn từ các tư liệu lịch sử

Toạ đàm đã khẳng định những kết quả chính mà nhóm hợp tác nghiên cứu đã đạt được trong 5 năm qua: Khai quật các di tích thương cảng Hội Thống (Nghi Xuân), khu vực đền thờ Trần Tịnh, đền thờ dòng họ Nguyễn Huy (Can Lộc), điều tra khảo cổ học dưới nước tại khu vực dọc sông Lam, Cửa Nhượng, Cửa Sót, Hòn Ngư…; phối hợp nghiên cứu 19 bộ sưu tập tiền đồng phát hiện được trên địa bàn Hà Tĩnh. Từ đó chỉ ra những nét đặc sắc trong lưu thông tiền tệ tại khu vực Hà Tĩnh.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày báo cáo “Quan hệ giao thương giữa miền Trung Việt Nam với Nhật Bản thế kỷ XVI - XVIII”.

Đó cũng là tư liệu chuẩn bậc nhất cho việc nghiên cứu lưu thông tiền tệ ở Việt Nam và cả châu Á, chứng tỏ mối quan hệ thương mại, giao lưu văn hoá giữa Hà Tĩnh và Nhật Bản ở thế kỷ XVII, XVIII. Những phát hiện gốm Hizen của Nhật ở Hội Thống, các loại tiền mậu dịch Nagasaki Nguyên Phong thông bảo và Khoan Vĩnh thông bảo tại các địa phương cũng đã mở ra những góc nhìn đa chiều hơn về mối quan hệ Việt – Nhật thế kỷ XVII…

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hồng Sơn - Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày báo cáo: Điều tra và khai quật di tích liên quan đến Nhật Bản tại Hà Tĩnh.

Tại buổi tọa đàm, thông qua báo cáo khoa học của mình, các đại biểu và các nhà nghiên cứu cũng đã đề ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Nhật Bản tại Hà Tĩnh.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Thạc sỹ Trần Phi Công - Bảo tàng Hà Tĩnh trình bày báo cáo “Di sản lịch sử Hà Tĩnh”

Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu rộng trong thời gian tới trên tất cả các phương diện: điều tra, khai quật khảo cổ học, thu thập tư liệu dòng họ tại địa phương, chỉnh lý và công bố toàn bộ tiền đồng Hà Tĩnh, trưng bày và giáo dục công chúng về các nguồn tư liệu liên quan đến mối quan hệ Hà Tĩnh và Nhật Bản thế kỷ XVII.

Cần công bố trong nước và quốc tế các nguồn tư liệu mới từ chương trình nghiên cứu hợp tác Việt - Nhật tại Hà Tĩnh; mở rộng nghiên cứu mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Á, Đông Nam Á và Châu Á nói chung.

Tư liệu khảo cổ học Hà Tĩnh là nền tảng đánh giá mối quan hệ Việt - Nhật

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast