10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới

Bạn có bao giờ tự hỏi tác giả cuốn sách yêu thích của mình làm thế nào để viết ra nó không? Mỗi nhà văn đều có phong cách viết lách của riêng mình và nhiều tác giả vĩ đại dùng những cách rất bất ngờ để sáng tác văn chương.

Trang TrustEssays.com đã chọn ra 10 tác giả văn học hiện đại có những thói quen viết lách lạ lùng nhất, được liệt kê trong danh sách dưới đây.

1. Truman Capote: Hút thuốc và uống gì đó

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 1


Capote luôn sáng tác ở tư thể nằm ngửa, một tay cầm ly rượu sherry, tay kia là cây bút chì. Ông mô tả bản thân là “một tác giả hoàn toàn theo phương ngang”. Ông không thể suy nghĩ nếu không nằm xuống giường hay ghế dài, với điếu thuốc trong tay và một ly cà phê trong tầm với.

2. John Cheever: “Chekhov của vùng ngoại ô”

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 2


Xuất bản một tuyển tập truyện ngắn ở tuổi ngoài 60, với Cheever, một nhà văn người Mỹ là một dịp trọng đại, không kể đến việc ông đã viết ra nhiều câu chuyện trong cuốn sách của mình khi chỉ mặc mỗi quần đùi và áo may ô(!) Dù sao thì, đâu cần phải mặc đồ trang trọng rồi làm nhăn hay nhàu chúng khi bạn có thể làm việc trong trang phục thoải mái hơn?

3. Francine Prose: Viết khi đang nhìn vào tường

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 3


Tác giả của cuốn Blue Angel (Thiên thần xanh) kiêm chủ tịch của Trung tâm văn học PEN tiết lộ rằng khi viết lách, bà luôn mặc một chiếc quần ngủ bằng vài flanen kẻ caro đen và đỏ, cùng một chiếc áo thun mượn của chồng.

4. Ernest Hemingway: Không thích cái nóng

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 4


Hemingway từng tiết lộ rằng mỗi ngày ông chỉ viết khoảng 500 từ, chủ yếu là vào buổi sáng để tránh cái nóng. Mặc dù là một nhà văn tên tuổi, nhưng ông biết khi nào cần phải dừng lại.

Trong một bức thư gửi tới F. Scott Fitzgerald năm 1934, ông viết: “Tôi đã viết một trang tuyệt tác thành 91 trang phế phẩm. Tôi đang cố nhét chúng vào sọt rác.”

5. William Faulkner: Được Sherwood Anderson truyền cảm hứng uống rượu

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 5


Faulkner uống rất nhiều rượu whiskey khi viết văn. Mọi chuyện bắt đầu khi ông gặp được Sherwood Anderson – một nhà văn Mỹ tiền bối nổi tiếng. Họ thường đến một quán rượu và ngồi uống tới tận 1-2 giờ sáng. Khi đó ông đã nghĩ: “Nếu phải mất cả đời để trở thành một nhà văn, thì đó chính là cuộc đời với tôi.”

6. T.S.Eliot: Người ngoài hành tinh màu xanh lá

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 6


Lyndall Gordon đã viết trong cuốn sách "T.S.Eliot: A Modern Life" rằng, những năm đầu thập niên 20, nhà văn này đã trả lời thư của “Thuyền trưởng Eliot” từ nơi ẩn náu của mình phía trên nhà xuất bản Chatto&Windus ở phố St.Martin’s.

Tuy nhiên, thực tế là ở một nơi ẩn náu khác trên đường Charing Cross, những vị khách đều hỏi thăm một người đàn ông chỉ được biết tới với cái tên “Thuyền trưởng” - chính là Eliot đang ở trên lầu, gương mặt “được bôi xanh lá bằng bột màu để trông giống một xác chết.”

7. Flannery O’Connor: Chỉ viết 2 tiếng mỗi ngày

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 7


Bà chỉ viết lách trong 2 tiếng mỗi ngày, bởi bà chỉ có đủ sức đến thế, nhưng trong 2 tiếng đó bà không cho phép bất cứ thứ gì làm gián đoạn, và luôn viết vào cùng một thời điểm và ở cùng một chỗ.

Do mắc bệnh lupus, mọi hoạt động đều là vất vả với bà, do đó bà luôn ngồi đối diện với bề mặt trống trải của chiếc tủ bằng gỗ để tránh mọi sự phân tâm.

8. Vladimir Nabokov: Thẻ chỉ mục

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 8


Hầu hết những cuốn tiểu thuyết của Nabokov đều được ông sáng tác trên những tấm thẻ 3x5 inch gắn với nhau bằng kẹp giấy và lưu trong những chiếc hộp. Thời gian làm việc của ông cũng khá linh hoạt, nhưng ông chú trọng nhất là công cụ sáng tác: những tấm thẻ nhỏ và bút chì được gọt sắc, không quá cứng và có gắn tẩy ở đuôi.

9. Eudora Welty: Những cái ghim

10 thói quen viết lách kỳ quái của các nhà văn nổi tiếng thế giới ảnh 9


Welty từng dùng hồ để dán các trang bản thảo lại với nhau thành một dải dài. Khi câu chuyện trở nên quá dài so với chiều dài căn phòng, bà lại ghim chúng lên giường hay bàn để đọc được từ bất cứ hướng nào.

10. Thomas Wolfe: Viết 10 trang mỗi ngày


Ông dùng máy đánh chữ, viết 10 trang mỗi ngày, khoảng cách dòng gấp ba bình thường, tương đương 1.800 từ. Nếu hoàn thành xong số lượng này trong 3 tiếng, nghĩa là ông đã làm xong công việc của một ngày. Ông thường hay dựa người vào tủ lạnh để viết, vì ông rất cao.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.