Về hưu vẫn học Bác viết báo

(Baohatinh.vn) - Khi còn công tác, tôi chỉ biết đọc báo, chưa viết báo bao giờ. Ấy thế mà, khi nghỉ hưu, tôi lại nẩy ra ý tưởng học cách viết báo.

Về hưu vẫn học Bác viết báo

Bác Hồ với các nhà báo Việt Nam năm 1960. Ảnh tư liệu

Nhớ lời Bác dạy “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”, tôi hạ quyết tâm tập viết báo và làm thơ. Quyết tâm đã rõ, song để biến nó thành hiện thực thì quả thật không dễ. Tôi tập trung suy ngẫm cách viết một bài báo, sáng tác một bài thơ bắt đầu từ đâu. Tôi lại giở báo ra đọc, đem thơ của các nhà thơ nổi tiếng ra xem để học tập. Làm theo cách đó, tôi thấy có lắm điều bổ ích.

Từ đó, tôi quyết định bắt tay thực hiện. Trước hết là tìm chủ đề về người tốt, việc tốt xung quanh mà mình cảm nhận có sức thuyết phục người đọc. Tiếp đó là thu thập, sàng lọc tư liệu và sắp đặt bố cục bài viết... Cứ nắn nót từng câu, từng lời sao cho dễ nghe, dễ hiểu và bám sát được chủ đề. Viết thành bài rồi thì đọc đi đọc lại, thậm chí đọc cho những người thân, bạn bè cùng nghe.

Khi được nhiều người góp ý và đồng tình, tôi mạnh dạn gửi bài cho đài, báo. Lúc bài được đăng, được đọc trên sóng phát thanh, thậm chí có bài được cả đài và báo sử dụng, tôi vui vô cùng.

Về hưu vẫn học Bác viết báo

Ông Dương Xuân Thâu, năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng vẫn đam mê viết báo...

Tôi lại đem những bài báo đó đọc cho những người xung quanh, được họ tán thưởng là cảm hứng lại tăng lên gấp bội. Từ đó, tôi xem viết báo, làm thơ là sân chơi bổ ích của tuổi xế chiều nên càng hăng say quan sát, phản ánh cuộc sống xung quanh nhiều hơn.

Hoạt động trí não giúp tôi quên đi tuổi tác. Có thơ, có báo thì có bạn bè giao lưu thêm vui vẻ. Nhờ đó, không làm cho tuổi già trôi đi một cách vô vị. Ngược lại, làm cho cuộc sống luôn có niềm vui mới, nhận được sự khích lệ, động viên của bạn bè.

Về hưu vẫn học Bác viết báo

Bác Hồ với các phóng viên ảnh. Ảnh tư liệu

Hơn thế nữa, những bài thơ, bài báo của mình ít nhiều góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của quê hương, đất nước, phục vụ vui chơi giải trí của cộng đồng, nhất là sinh hoạt văn hóa, văn nghệ người cao tuổi.

Những bài thơ, bài báo được đăng tải đã để lại những kỷ niệm sâu sắc ở tuổi xế chiều. Cũng chính vì thế mà tôi càng say mê đọc báo, nghe đài thường xuyên. Những kiến thức của đời sống xã hội được cập nhật liên tục giúp tôi tuy già nhưng không lạc hậu, không buồn tẻ mà lạc quan, yêu đời, nhiều cảm hứng với đời sống.

Ông Dương Xuân Thâu ở tổ 15, thị trấn Cẩm Xuyên, năm nay đã 93 tuổi, từng làm cán bộ tuyên giáo và giữ chức Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên. Ông vinh dự có 2 lần được gặp Bác Hồ vào năm 1952 và năm 1953. Về nghỉ chế độ, ông đóng góp tích cực cho các phong trào ở địa phương. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn là một cán bộ mẫn cán, tận tâm, trách nhiệm, sống giản dị, gắn bó với Nhân dân. Những thông điệp trong 2 lần được gặp Bác Hồ đã theo ông trong suốt cuộc đời phấn đấu, cống hiến của mình.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.