Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

(Baohatinh.vn) - Việc doanh nghiệp tự ý lắp đặt các cần cẩu để vận chuyển vật liệu xây dựng trong khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (Hà Tĩnh) là trái phép. Tuy nhiên, tới nay, việc tháo dỡ vẫn chưa được thực hiện.

Năm 2016, Ban Quản lý (BQL) Các cảng cá Hà Tĩnh (đơn vị được giao quản lý, sử dụng các âu thuyền tránh trú bão) ký hợp đồng với ông Nguyễn Trọng Chước về việc cho thuê mặt bằng ở khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) làm bãi tập kết vật liệu xây dựng.

Tổng diện tích đất cho thuê là 400 m² ở khu quy hoạch dịch vụ của khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng. Việc ký kết giữa 2 bên được tiến hành mỗi năm một lần.

Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

Cần cẩu lắp đặt trái phép trên thân đê trong khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, doanh nghiệp (DN) của ông Chước đã tập kết hàng nghìn khối cát ở khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng. Đồng thời, tiến hành lắp đặt 2 cần trục cỡ lớn trên mặt đê để “thuận tiện” cho việc vận chuyển cát trong quá trình mua bán.

Theo phản ánh của người dân địa phương, từ lúc bãi tập kết vật liệu xây dựng đi vào hoạt động, bụi từ các bãi cát đã gây ảnh hưởng môi trường, nhất là mỗi lần các xe tải ra vào hay có gió lớn.

Bên cạnh đó, khi tuyến đê Phúc Long Nhượng hoàn thành, việc đi lại trên thân đê khá thuận lợi nhưng khi tới khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng thì bị chặn lại do 2 điểm giao cắt được xây bằng tường rào cứng.

Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

Ở 2 điểm giao cắt giữa đê Phúc Long Nhượng với khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng bị chặn lại bởi bờ tường cao.

Trước sự việc này, UBND huyện Cẩm Xuyên, Chi cục Thủy lợi cùng Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã kiểm tra và có kết luận, việc DN lắp đặt cần cẩu ngay trên đỉnh đê, tập kết cát trong phạm vi bảo vệ đê điều của khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng là việc làm vi phạm quy định của Luật Đê điều.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Lê Ngọc Hà, huyện đã từng kiểm tra và xử phạt DN về hành vi lấn chiếm hành lang và sai phạm trong quá trình hoạt động.

Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

Tàu thuyền neo đậu trong khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng

Tháng 11/2019, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cũng đã có văn bản yêu cầu phía DN tháo dỡ cần cẩu lắp đặt trái phép trên đê, chấp hành đúng các quy định của Luật Đê điều.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, 2 cần cẩu vẫn đang tồn tại trên thân đê của khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng. Các cần cẩu được đặt trên các trụ bê tông kiên cố. Xung quanh có các bãi cát lớn, tràn lên mặt đê.

Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

Cát từ bãi tập kết vật liệu xây dựng tràn lên cả mặt đê.

Vừa qua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Bá Đức đã có văn bản gửi BQL Các cảng cá Hà Tĩnh lần 2 với yêu cầu khẩn trương chấm dứt việc cho DN đặt cần cẩu, tập kết cát trong phạm vi bảo vệ đê điều tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng. Việc này phải hoàn thành trước ngày 20/7.

Đồng thời, nghiên cứu phương án lắp đặt cổng đóng mở được (thay tường rào cứng) tại 2 vị trí giao cắt với tuyến đê Phúc Long Nhượng để phục vụ cho việc kiểm tra, ứng cứu hộ đê lúc có thiên tai xảy ra.

Lý giải về việc chậm trễ tháo dỡ các cần cẩu lắp đặt trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng, ông Nguyễn Trọng Chước cho rằng, việc buôn bán lâu nay không tốt nên gặp khó trong kinh phí.

Vì sao 2 cần cẩu dựng trái phép trong khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh chậm được tháo dỡ?

Việc tháo dỡ cần cẩu sẽ hoàn thành trước ngày 15/8?

Trao đổi về vấn đề này, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh Bùi Tuấn Sơn cho hay: Diện tích đất cho DN thuê là đúng thẩm quyền. Khu vực này vốn để không và ít khi sử dụng nên đơn vị cho thuê để tạo thêm nguồn thu. Tuy nhiên, việc để DN tự ý lắp đặt 2 cần cẩu trên thân đê cũng như tập kết cát gần đê là sai quy định.

“Tới trước ngày 15/8, đơn vị sẽ tháo dỡ cần cẩu lắp đặt trái phép trên đê, chuyển bãi cát vào cách chân đê 6m để tạo hành lang an toàn và tính toán phương án lắp đặt cổng sắt đóng mở được, phục vụ lúc ứng cứu đê. Đồng thời cũng sẽ giao trách nhiệm cho DN đảm bảo các vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động” - ông Bùi Tuấn Sơn khẳng định.

Với tổng mức đầu tư 30,5 tỷ đồng và được đưa vào hoạt động từ năm 2010, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có sức chứa 300 tàu thuyền có công suất đến 300CV.

Trong các năm qua, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng là một trong những địa điểm an toàn cho hàng trăm tàu thuyền về trú đậu mỗi mùa mưa bão.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.