Vì sao giáo viên trường công lập không được đăng ký kinh doanh dạy thêm?

Nhiều ý kiến thắc mắc quy định 'giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường' trong thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được ban hành ngày 30-12-2024 có hiệu lực từ ngày 14-2. Trong đó, đến nay nhiều giáo viên trường công vẫn không hiểu vì sao có quy định muốn dạy thêm ngoài nhà trường thì phải đăng ký kinh doanh nhưng họ lại không thể tự đăng ký kinh doanh để dạy thêm?

Học sinh học thêm tại một cơ sở ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Học sinh học thêm tại một cơ sở ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Về vấn đề này, thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận, giảng viên khoa kinh tế - luật, Trường đại học Tài chính - Marketing, giải thích: Điều 6, thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận - Ảnh: NVCC
Thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận - Ảnh: NVCC

Vì thế, việc cá nhân muốn tổ chức dạy thêm chỉ cần đăng kinh doanh theo quy định của pháp luật là có thể dạy thêm hợp pháp.

Việc đăng ký kinh doanh theo hình thức cá nhân hiện nay có hai phương án: đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể được cấp phép bởi UBND quận, huyện; việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được cấp phép bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư (tên gọi hiện nay, khi chưa sáp nhập với Sở Tài chính).

Tuy nhiên, những giáo viên đang làm việc tại các trường phổ thông công lập (TH, THCS, THPT) lại phải chịu sự chi phối thêm của chính quy định theo thông tư 29 và Luật Doanh nghiệp nên không thể chịu trách nhiệm pháp lý (tự đứng tên trên giấy phép kinh doanh).

Cụ thể, điều 4 của thông tư 29 quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm. Trong đó, quy định "giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường".

Như vậy, với quy định này, giáo viên trường công lập không thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh để dạy thêm.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp cũng quy định "công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp". Giáo viên các trường công lập cũng bị chi phối bởi quy định này nên họ không thể đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung, không riêng gì việc thành lập doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ dạy thêm.

Vì thế, với những giáo viên công lập muốn dạy thêm, để thực hiện đúng thông tư 29 là đầu quân cho các trung tâm dạy thêm đã được cấp phép và thực hiện việc dạy thêm ở cơ sở đó.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ

Bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trường học tại Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để khơi dậy, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Học song ngành – Nhân đôi cơ hội việc làm

Học song ngành – Nhân đôi cơ hội việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều sinh viên ở Hà Tĩnh lựa chọn học song ngành như một cách để mở rộng tri thức, trang bị kỹ năng và nhân đôi cơ hội việc làm trong tương lai.
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho học sinh

Ngày hội đọc sách được tổ chức tại các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần lan tỏa tri thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.