Ảnh minh họa |
Chiến dịch này được phát động từ năm 2008 và kết quả là 30% người Thái đã không tặng rượu vào dịp năm mới.
Bộ Y tế Thái Lan còn sản xuất những đoạn phim nói về tác hại của đồ uống có cồn gây ra nhiều vấn đề xã hội từ tai nạn giao thông cho đến bạo lực gia đình, đặc biệt là tai nạn giao thông.
Theo một cuộc khảo sát mới đây của tổ chức World Atlas, Thái Lan hiện đứng đầu bảng xếp hạng các nước có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vụ tai nạn đường bộ.
Báo Bưu điện Bangkok dẫn kết quả một cuộc khảo sát do World Atlas tiến hành ở 30 nước có tỷ lệ tai nạn giao thông cao nhất thế giới cho thấy, Thái Lan đã “leo” lên vị trí số một, với tỷ lệ 36,2 người chết vì tai nạn giao thông trên 100.000 người dân, trong đó 73% số nạn nhân là người đi xe máy. Như vậy, Thái Lan đã vượt Libya để đứng đầu danh sách tai nạn giao thông theo thống kê của World Atlas.
Năm 2016, Thái Lan ghi nhận khoảng 22.000 người tử vong trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, tức trung bình có 60 người chết mỗi ngày. Trong khi đó, theo kết quả một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, Thái Lan vẫn ở vị trí thứ hai sau Libya.
Ông Thaejing Siripanit, Tổng thư ký “Quỹ không uống rượu khi lái xe” bày tỏ lo ngại về số vụ tai nạn giao thông ở Thái Lan không thuyên giảm, bất chấp các nỗ lực và biện pháp kiên quyết của chính quyền.
Các chuyên gia giao thông cho rằng, các chế tài và tiền phạt áp dụng cho người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông ở Thái Lan còn thấp, chưa đủ sức răn đe và kêu gọi tăng mức xử phạt lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ, nhất là hành vi uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích khi lái xe, trong bối cảnh Tết Songkhran, thời điểm có số người chết vì tai nạn giao thông cao nhất trong năm, đang tới gần.