Viêm phổi do COVID-19, triệu chứng và những điều cần biết

Viêm phổi do COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể, khác với các loại viêm phổi khác. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh viêm phổi COVID-19, bao gồm các triệu chứng và các lựa chọn điều trị thường được sử dụng trong đại dịch.

COVID-19, căn bệnh do SARS-CoV-2 gây ra, tấn công mọi người theo cách khác nhau. Hầu hết những người bị nhiễm virus sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình: Đau đầu , mệt mỏi, ho… Những người này thường chống lại virus mà không cần điều trị đặc biệt hoặc nhập viện.

Đối với những người khác, virus diễn ra nghiêm trọng hơn và trong một số trường hợp, có thể bao gồm sự phát triển của viêm phổi , một biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm virus, đôi khi dẫn đến nhập viện, thở máy hoặc thậm chí tử vong.

Viêm phổi do COVID-19, triệu chứng và những điều cần biết

SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19

Mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh viêm phổi

COVID-19 là một bệnh hô hấp nghiêm trọng do SARS-CoV-2 gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), COVID-19 có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm ho, sốt, khó thở và mất vị giác hoặc khứu giác… Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng các túi khí nhỏ trong phổi (gọi là phế nang), có thể từ nhẹ đến nặng, phát triển ở bệnh nhân COVID-19, còn gọi là viêm phổi COVID-19.

BS Raymond Casciari, chuyên khoa phổi tại Bệnh viện St. Joseph ở Orange, California cho biết, viêm phổi có thể phát triển do bất kỳ loại virus nào. Trong bệnh COVID-19, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi. Điều đó cũng có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), một dạng suy hô hấp nghiêm trọng.

Viêm phổi do COVID-19 khác các loại viêm phổi khác thế nào?

Bác sĩ Marc Sala, trợ lí giáo sư y học tại Đại học Y Northwestern, Hoa Kỳ, cho biết: Viêm phổi do COVID-19 cũng có xu hướng nặng hơn các dạng viêm phổi khác. So với các dạng viêm phổi khác bao gồm bệnh cúm , COVID-19 tạo ra một dạng viêm nặng hơn, gây ra bệnh nặng và kéo dài ở một số người.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature cho thấy, COVID-19 tác động đến nhiều vùng nhỏ trong phổi cùng một lúc, trong khi nhiều dạng viêm phổi khác ảnh hưởng tới những vùng rộng trong phổi. Sau đó, COVID-19 chiếm quyền kiểm soát các tế bào miễn dịch của phổi và sử dụng chúng để lan rộng khắp phổi trong vài ngày hoặc vài tuần. Khi virus phát tán, nó hủy hoại phổi và gây sốt, huyết áp thấp, và gây hại cho thận, não, tim, và các nội tạng khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng các biến chứng nặng của COVID-19 (khi so sánh với các dạng viêm phổi khác) có thể do virus gây bệnh lâu hơn.

Một nghiên cứu khác phân tích bản scan CT và mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân bị viêm phổi do COVID-19 và so sánh chúng với những người bị viêm phổi thông thường. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị viêm phổi do COVID-19 có nguy cơ mắc viêm phổi ở cả hai phổi và có các tổn thương dạng kính mờ trên các bản scan, một dấu hiệu bất thường ở phổi.

Đặc biệt, viêm phổi do COVID là một dạng viêm phổi rất nặng.

Viêm phổi do COVID-19, triệu chứng và những điều cần biết

Viêm phổi COVID-19 là một dạng viêm phổi nặng

Triệu chứng của viêm phổi do COVID-19

Bác sĩ Casciari cho biết các triệu chứng của viêm phổi do COVID-19 về cơ bản giống với triệu chứng ở các dạng viêm phổi khác. Chúng bao gồm: Ho, sốt, khó thở, đau ngực dữ dội và đau hơn khi hít thở sâu hoặc ho, chán ăn, mệt mỏi.

Những người mắc viêm phổi do COVID-19 thường cũng có các triệu chứng của COVID-19. Theo CDC, các triệu chứng này bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ và người, đau đầu, tự nhiên mất vị giác hoặc khướu giác, đau họng, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy…

Những ai có khả năng cao bị viêm phổi do COVID-19?

Các bác sĩ khó có thể tiên đoán được ai sẽ mắc viêm phổi do COVID-19. Bác sĩ Sala cho biết: Chúng tôi vẫn chưa hiểu được tại sao một số người bị viêm phổi và những người khác thì không bị. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng một số người có nguy cơ cao hơn, bao gồm những người có yếu tố nguy cơ hoặc mắc các bệnh sau: Béo phì, tiểu đường, cao tuổi, ác bệnh lý phổi nền. Những người uống thuốc ức chế hệ miễn dịch và phụ nữ có thai cũng thuộc đối tượng nguy cơ cao.

Các bác sĩ phát hiện và điều trị viêm phổi do COVID-19 như thế nào?

Trước tiên, các bác sĩ sẽ phải xác nhận là bạn mắc COVID-19 bằng cách xét nghiệm dịch đường hô hấp để phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2.

Một khi đã khẳng định bạn mắc COVID-19, bác sĩ sẽ làm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT để tìm các bất thường trong phổi. Ngoài chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể thu thập thêm thông tin cho việc chẩn đoán dựa trên bất cứ triệu chứng nào bạn đang có.

Phương pháp điều trị cho viêm phổi do COVID-19 là một chủ đề phức tạp. Bác sĩ Hanania cho biết, nhìn chung, chúng ta chưa có thuốc chữa cho các loại viêm phổi do virus. Tuy nhiên, các bác sĩ thường điều trị viêm phổi do COVID-19 với thuốc kháng virus remdesivir, một loại thuốc kháng viêm tương tự như thuốc steroid dexamethasone.

Bác sĩ Casciari cho biết, trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể được dùng kháng thể đơn dòng, tức là các phân tử được sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể thay thế cho kháng thể và có thể khôi phục, đẩy mạnh, hoặc bắt chước lại sự tấn công của hệ miễn dịch lên các tế bào. Ông cũng cho biết chúng không có mặt rộng rãi, và không được sử dụng thường xuyên.

Nhìn chung, nếu bạn có các triệu chứng của viêm phổi do COVID-19, bạn cần phải tới bệnh viện ngay, vì các triệu chứng này có thể rất nghiêm trọng. Theo CDC, các triệu chứng của COVID-19 cần được cấp cứu bao gồm khó thở; đau hoặc nặng ngực dai dẳng; và da, môi, hoặc móng tay màu xám hoặc xanh. Hãy nhớ rằng có thể sẽ còn nhiều triệu chứng khác nữa – nếu bạn thấy có bất cứ triệu chứng nào đáng lo ngại, hãy đến cơ sở y tế.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.