Có thể nhiễm đồng thời cúm và COVID-19, người dân cần lưu ý gì?

(Baohatinh.vn) - Theo ThS. BS Vũ Mạnh Cường - phụ trách Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E, một người có thể bị nhiễm đồng thời cả cúm và COVID-19 sẽ có các triệu chứng của cả hai bệnh nên không thể chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cần phải làm thêm các xét nghiệm.

COVID-19 (Corona Virus Disease - 2019) và cúm (Influenza) đều là bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp (giọt bắn qua không khí) gây ra.

COVID-19 là do nhiễm một loại Coronavirus (cùng thuộc chi Beta Coronavirus với SARS-CoV, MERS-CoV) có nguồn gốc từ động vật hoang dã (dơi, tê tê) lần đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 31/12/2019.

Bệnh cúm là do nhiễm virus cúm gây ra. Cả hai loại virus đều có cấu trúc phân tử là ARN sợi đơn.

Có thể nhiễm đồng thời cúm và COVID-19, người dân cần lưu ý gì?

Virus cúm lây truyền qua đường hô hấp.

Cả COVID-19 và bệnh cúm đều có thể lây lan từ người sang người giữa những người tiếp xúc gần với nhau (trong vòng khoảng 6 feet tương đương gần 2m). Cả hai đều lây lan chủ yếu bởi các phần tử lớn và nhỏ có chứa virus được thải ra ngoài khi những người mắc bệnh (COVID-19 hoặc cúm) ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Những hạt này có thể phát tán vào miệng hoặc mũi của những người ở gần đó và có thể được hít vào phổi. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như môi trường trong nhà với hệ thống điều hòa, thông khí kém, các hạt nhỏ có thể lây lan xa hơn 6 feet (hơn 2m) và gây nhiễm virus.

Đường lây lan chủ yếu là qua đường hô hấp, tuy nhiên một người có thể bị nhiễm bệnh qua đường tiếp xúc bề mặt (bắt tay với người có virus trên tay của họ) hoặc chạm vào các bề mặt hoặc vật dụng có virus trên đó, và sau đó vô tình chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của chính mình.

Có thể nhiễm đồng thời cúm và COVID-19, người dân cần lưu ý gì?

COVID - 19 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều biến thể.

COVID-19, cúm và các bệnh đường hô hấp khác có những triệu chứng tương tự nhau, một người có thể bị nhiễm đồng thời cả cúm và COVID-19 sẽ có các triệu chứng của cả hai bệnh nên không thể chẩn đoán chỉ dựa trên các triệu chứng, cần phải làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

Các triệu chứng phổ biến mà COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh; ho; thở nhanh hoặc khó thở; mệt mỏi; viêm họng; chảy nước mũi hoặc ngạt mũi; đau mỏi cơ; đau đầu; nôn và tiêu chảy; thay đổi hoặc mất vị giác hoặc khứu giác (hay gặp ở COVID-19); nhiễm khuẩn huyết hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em 80% khi nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thường hồi phục sau khoảng 1 tuần; 15% tiến triển thành viêm phổi, viêm phổi nặng cần phải nhập viện; 5%: cần nhập khoa hồi sức tích cực vì diễn biến nặng và nguy kịch.

Thời gian từ khi có triệu chứng tới khi diễn biến nặng thường sau khoảng 7-8 ngày.

Hướng xử trí khi bị nhiễm bệnh:

Vắc-xin là công cụ quan trọng nhất trong kiểm soát đại dịch COVID-19.

Khi có dấu hiệu nhiễm cúm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19, mọi người cần:

+ Nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức.

+ Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.

+ Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin nếu cần thiết.

+ Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.

+ Phòng ở cần đảm báo thông thoáng, lưu thông khí tốt, hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, nên mở cửa sổ để có nhiều ánh sáng.

+ Giữ ổn định về tâm lý: Không nên quá lo lắng, căng thẳng.

Với COVID-19 hầu hết các thuốc kháng virus đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và cho thấy hiệu quả điều trị chưa rõ ràng. REDEMSIVIR là thuốc duy nhất được FDA (cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp nhận sử dụng để điều trị COVID-19 tuy nhiên giá thành còn rất đắt, chưa phổ biến ở Việt Nam và chỉ được sử dụng trong các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19.

Nếu trong trường hợp đã được chẩn đoán xác định nhiễm COVID-19 (không có triệu chứng hoặc nhẹ) chưa có chỉ định nhập viện cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bệnh tiến triển để kịp thời thông báo với y tế địa phương để đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Phòng bệnh là quan trọng nhất

Tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả với bệnh cúm và COVID-19.

Để phòng bệnh COVID-19 và cúm, mọi người cùng tuân thủ, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế: đeo khẩu trang khi tiếp xúc, khử khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, không tập trung đông người, khai báo y tế thường xuyên.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh COVID-19 và cúm sẽ giúp cơ thể phòng tránh được bệnh tật và thể hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, cộng đồng.

Khi có những dấu hiệu bệnh đường hô hấp, có yếu tố dịch tễ, mọi người hãy chủ động báo với cơ sở y tế tại địa phương và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế.

(tổng hợp)

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.