Các công trình sư của Công ty Tupolev Nga cho biết đang nghiên cứu một loại máy bay mới – đó là tổ hợp hàng không triển vọng tầm xa PAK-DA. Cũng theo một số thông tin được biết, có thể dự đoán rằng loại máy bay này sẽ là máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất thế giới.
Nhận định này có thể được khẳng định bằng những máy bay chiến đấu hiện có của Nga đang tạo nền tảng cho đội hình chiến đấu của Lực lượng Không quân vũ trụ LB Nga. Đó là các máy bay Tu-22M3, Tu-95 “Gấu” và Tu-160 “Thiên Nga trắng”.
Vậy những thông tin ban đầu về “quái vật bay” mới này ngay cả trước lần cất cánh đầu tiên dự kiến vào năm 2025 có khả năng đe dọa đến những đối thủ tiềm năng của Nga?
Trong đơn đặt hàng đối với máy bay mới của Bộ Quốc phòng Nga, máy bay phải có sự khác biệt một cách cơ bản ở những đặc tính mới. Nó sẽ được trang bị tổ hợp điều khiển - dẫn đường độc đáo cho phép được sử dụng các loại vũ khí hiện tại và trong tương lai.
Rõ ràng máy bay này sẽ được trang bị các phương tiện tác chiến điện tử, công nghệ tàng hình tiên tiến nhất, còn tất cả thành phần chiến đấu của nó sẽ được thiết kế bên trong.
Chuyên gia không quân Nikolai Baranov trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Svpressa.ru có quan điểm rằng, những trang bị như vậy là bình thường đối với một công nghệ mới về cơ bản. Vì vậy cần quan tâm tới không chỉ các đặc tính của động cơ hoặc cấu trúc cánh, mà tới cả khả năng chiến đấu của nó.
Ví dụ, chiến đấu cơ Su-57 được thử nghiệm không phải 1 năm mà yêu cầu phải trải qua rất nhiều giờ bay để kiểm tra và xử lý các lỗi. Kết quả Su-57 ngày nay là một tiêm kích tốt nhất chính thức được liệt kê vào tầm cỡ của máy bay thế hệ thứ 5.
Khi đó đất nước sẽ có thể ngủ yên, chuyên gia này cho biết. Nước Nga được bảo vệ bởi các máy bay ném bom chiến lược cũ nhưng đã được hiện đại hóa sâu. Ví dụ, Tu-95 lần đầu cất cánh vào năm 1952, nhưng cho đến nay được coi là khiến Mỹ phải run rẩy khi bay qua Bắc Cực.
Còn một máy bay già cỗi khác là máy bay ném bom mang tên lửa Tu-22M3 được bắt đầu khai thác sử dụng từ năm 1971 nhưng đã gây sốc cho Tokyo khi bay xa hàng nghìn km tới biên giới Nhật Bản, chuyên gia Baranov cho biết.