Bác Hồ và câu chuyện khen thưởng

(Baohatinh.vn) - Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến việc biểu dương và phát huy tác dụng người tốt, việc tốt. Tuy nhiên, Người luôn căn dặn, khen thưởng phải chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc. Có vậy mới có tác dụng giáo dục, cổ vũ tinh thần thi đua.

Bác Hồ và câu chuyện khen thưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ IV) diễn ra tại Hà Nội tháng 1/1967. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ông Tô Công - nguyên Phó Viện trưởng Viện Huân chương nhớ lại, cuối tháng 8/1964, khi đơn vị trình Bác Hồ ký lệnh khen thưởng 225 Huân chương Lao động về thành tích thực hiện kế hoạch nhà nước, kịp công bố dịp Quốc khánh 2/9, Bác hỏi ngay đến việc kiểm tra.

Thấy viện báo cáo là chưa kịp kiểm tra, nhưng các bộ, UBND các tỉnh, thành phố đã xét kỹ và đề nghị, Bác bảo: “Bác tin ở Viện Huân chương. Viện không đi kiểm tra lại tin ở bộ, ở tỉnh. Nếu bộ, tỉnh cũng không đi kiểm tra lại tin ở quận, huyện và quận, huyện cũng không đi kiểm tra, thì từ Bác đến các cấp đều quan liêu. Ai bảo đảm để Bác ký khen thưởng cho đúng. Có công thì thưởng, có tội thì phạt. Thưởng, phạt phải nghiêm minh. Khen cái nào đích đáng cái ấy”.

Rồi Bác chỉ thị cho đi kiểm tra 3 đơn vị. Kết quả, cả 3 đều có khuyết điểm nghiêm trọng. Thế là Bác chỉ thị cho bộ, tỉnh đi kiểm tra lại hết. Cuối cùng chỉ còn 1/2 đơn vị, cá nhân được đề nghị khen thưởng. Đây là bài học nhớ đời cho các cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng và lãnh đạo các cấp.(1)

Bác Hồ và câu chuyện khen thưởng

Gắn thi đua với lòng yêu nước và lòng yêu nước với thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng lên phong trào thi đua của nhân dân ta sôi nổi, rộng khắp và mang đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Liên quan đến việc khen thưởng đúng người, đúng việc, những người biên tập, xuất bản sách “Người tốt việc tốt” do Bác Hồ sưu tầm, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện vẫn thường kể lại câu chuyện về “người thủ kho trong sạch”.

Trong bài viết này có chi tiết: Có lần ông già giữ kho bị bệnh, thầy thuốc cho đơn nhưng cửa hàng thiếu đi mấy vị thuốc quý, trong khi ở kho dược phẩm của ông thì vẫn còn. Nhiều người nói ông cứ lấy dùng rồi giải quyết thủ tục sau nhưng ông già nhất quyết không chịu. Ông nói những vị thuốc này có phiếu xuất, nhập hẳn hoi, mình giữ kho không được tùy tiện. Ông thà uống thiếu thuốc còn hơn là vi phạm quy định đó.

Đọc đoạn này, Bác tỏ vẻ không vui, Bác nói: “Các chú xem lại chỗ này. Phẩm chất ông già rất đáng khen, nhưng cách giải quyết trong trường hợp này có điều chưa ổn. Mình không còn cách nào hay hơn sao? Sách người tốt việc tốt là nêu gương cho người ta học tập, làm theo. Người nước ngoài cũng có thể qua đó mà hiểu thêm con người Việt Nam. Đừng để người ta thấy mình tốt nhưng cứng nhắc, khó gần!”. Càng sau này chúng tôi càng hiểu ý Bác sâu xa biết nhường nào! (2)

Với Bác, dù trong hoàn cảnh nào, thi đua khen thưởng cũng phải làm nghiêm túc, đúng thực chất thì mới có tác dụng, cổ vũ động viên, phong trào. Và, người cán bộ, đảng viên bao giờ cũng phải đầu tàu gương mẫu về mọi việc, trong đó có công tác thi đua. Những câu chuyện về thi đua yêu nước của Người dù bình thường, giản dị nhưng đó là tư tưởng, tâm hồn, nhân cách và cả phương pháp làm việc của một vị lãnh tụ thiên tài, danh nhân văn hóa thế giới.

*Tài liệu tham khảo:

(1) Theo “Bác Hồ với công tác thi đua khen thưởng” - Tô Công, nguyên Phó Viện trưởng Viện Huân chương;

(2) Theo “Chúng ta có Bác Hồ” - NXB Lao động. Hà Nội 6/2001. Tr. 321-323.

Chủ đề ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC TỈNH HÀ TĨNH

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh: Chủ trương lớn, đồng thuận cao

Hoàn thành các nội dung, hồ sơ để trình Trung ương Đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, Hà Tĩnh đang tiếp tục triển khai nhiều phần việc liên quan về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã có cuộc trao đổi với Báo Hà Tĩnh liên quan nội dung này.
Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.
Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Tổng Bí thư Trần Phú - khí phách hiên ngang của người cộng sản

Hơn 8 năm hoạt động cách mạng, gần một năm trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Trần Phú đã để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta một tấm gương sáng ngời về trí tuệ, đạo đức, khí phách hiên ngang của người cộng sản.
Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Hồ Chí Minh với khát vọng thống nhất non sông

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), trong không khí rạo rực của đất trời rợp bóng cờ hoa, mỗi chúng ta càng trân trọng, biết ơn, tự hào về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc như ngày hôm nay.
Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Cho chúng con giữa vui này được khóc!

Đã 50 năm đi qua, trái tim tôi vẫn còn rạo rực khi nhớ lại ngày 30/4/1975 - ngày đất nước hát khúc khải hoàn chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Yêu nước theo cách của Gen Z

Yêu nước theo cách của Gen Z

Thế hệ Gen Z – những người trẻ trong thời đại số đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng chính ngôn ngữ của mình, không ồn ào nhưng thấm sâu, không phô trương nhưng đầy chân thành.
Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

Vận dụng tư tưởng của V.I.Lê-nin “thà ít mà tốt” trong tổ chức bộ máy

V.I.Lê-nin yêu cầu phải kiên quyết tinh giảm bộ máy, cắt bỏ những bộ phận thừa theo nguyên tắc “thà ít mà tốt”. "Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta… chỉ có giảm bớt đến mức tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững được”.