Nghĩ về lời dặn cuối cùng

(Baohatinh.vn) - Đồng chí Trần Phú là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Tổng Bí thư của Đảng do hội nghị T.Ư lần thứ nhất họp tháng 10/1930 bầu ra.

Nhà báo Hữu Thọ

Di tích cách mạng số 90, phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, Hà Nội, nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị. (Ảnh chụp năm 1960).
Di tích cách mạng số 90, phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm, Hà Nội, nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương chính trị. (Ảnh chụp năm 1960).

Khi đủ tuổi đời để được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, ở vùng địch hậu Thái Bình, tôi chưa có dịp được tiếp xúc với bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo, vì ở đây rất hiếm sách báo, tài liệu. Chỉ được biết, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Bác Hồ nêu gương các chiến sĩ chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng trong lịch sử cách mạng nước ta, trong đó có đồng chí Trần Phú. Rồi được gặp các đồng chí đàn anh kể chuyện về gương chiến đấu, hy sinh anh dũng của đồng chí Trần Phú.

Chuyện đồng chí chịu đòn tra tấn dã man của kẻ thù khi bị bắt nhưng nhất định không khai báo; trong Khám lớn Sài Gòn, đồng chí vẫn thường xuyên trao đổi tình hình, nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị cho những đồng chí cùng bị tù. Khi bị bệnh nặng ở Nhà thương Chợ Quán, tới lúc lâm chung, đồng chí nắm tay một bạn tù dặn lại: “Trước sau, tôi chỉ mong anh chị em: Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”. Trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, nguy hiểm, khó khăn, có thể bị địch bắt, hy sinh bất cứ lúc nào, nên lời dặn của đồng chí Trần Phú đã cổ vũ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Mấy năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, một nửa nước hòa bình, đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (1960), chúng tôi mới có dịp đọc được những bài báo và cuốn sách viết về cuộc đời đồng chí Trần Phú. Tư liệu có thể có nhiều hơn, một số chi tiết khá phong phú và có thể còn khác nhau vì phải thu thập tài liệu từ các đồng chí hoạt động cùng thời với đồng chí Trần Phú, nhưng câu dặn: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!” thì vẫn như buổi đầu chúng tôi nghe kể lại. Chiến đấu ở đây là chiến đấu cho lý tưởng cách mạng của dân tộc. Chí khí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng phải có cơ sở từ niềm tin lý tưởng cách mạng cho nên chỉ có giữ vững niềm tin thì mới có chí khí chiến đấu. Giữ vững niềm tin trong bất cứ hoàn cảnh nào là điều quyết định.

Cách mạng chuyển qua nhiều giai đoạn, bối cảnh công tác đã khác xưa, nhưng lời dặn đó của đồng chí Trần Phú ngày một sâu sắc hơn với lớp lớp đảng viên. Ngày nay, không ai nghĩ rằng có thể bị kẻ thù bắt tù đày, tra tấn để tỏ rõ chí khí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng. Nhưng cách mạng lại luôn luôn có những thử thách mới, có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn; tình hình lúc sáng sủa, có lúc không mấy sáng sủa. Kẻ thù có lúc hung bạo, có lúc ngọt ngào, nhưng hung bạo hay ngọt ngào cũng đều nhằm làm lay chuyển ý chí chiến đấu, trước hết là làm lay chuyển niềm tin của người chiến sĩ cách mạng.

Cách mạng biến chuyển phải có những nhận thức mới phù hợp với tình hình mới, nhưng niềm tin ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng thì không thay đổi. Cuộc chiến đấu chống các thế lực thù địch hòng xâm phạm chủ quyền quốc gia, chia rẽ dân tộc, giữ vững độc lập dân tộc và con đường phát triển của đất nước; cuộc chiến chống đói nghèo, vươn lên làm chủ kỹ thuật mới, xây dựng thế và lực mới để phát triển đất nước; cuộc chiến đấu giữ vững độc lập, tự chủ, bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa thế giới; đặc biệt, cuộc chiến đấu chống quan liêu, tham nhũng mà Bác Hồ gọi là “giặc nội xâm”… rất ác liệt.

Người ta thường nói: cuộc chiến đấu để chiến thắng chính mình bao giờ cũng là cuộc chiến đấu khó khăn nhất. Chiến thắng mọi sức ép của các thế lực cuồng bạo; chiến thắng mọi sự mua chuộc, lừa phỉnh; chiến thắng sự ham muốn không chính đáng của chính mình… là cuộc chiến đấu đầy gian khổ đòi hỏi chí khí chiến đấu dũng cảm với lòng tin khoa học vào chân lý cách mạng, định hướng phát triển của đất nước. Cho nên, niềm tin và lời dặn “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” của đồng chí Trần Phú trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, khó khăn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vẫn luôn luôn trong lòng chúng tôi, vẫn luôn luôn mới.

Nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Trưởng ban TT-VH Trung ương

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...