Xây dựng lại các quy định về tiền lương phù hợp với việc sáp nhập tỉnh, thành

Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.

vnp-luongjpeg.jpg
Việc xây dựng lại các quy định về tiền lương, phụ cấp phải được thực hiện song song với tiến độ tham mưu sắp xếp đơn vị hành chính. (Ảnh: PV/Vietnam+).

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh các quy định về tiền lương phù hợp với sự thay đổi về địa bàn hành chính sau sắp xếp các tỉnh, thành trong thời gian tới.

Tại buổi giao ban công tác của Bộ Nội vụ trong tháng 3/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu đánh giá tổng thể và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp hợp lý đối với các vấn đề quan trọng như lao động, việc làm, chính sách người có công, tiền lương, đặc biệt là tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đặc biệt lưu ý vấn đề tiền lương khi chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính, bỏ cấp huyện và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã. Yêu cầu đặt ra là chính sách tiền lương cần được tính toán để đảm bảo sự liên thông khi thực hiện.

Đối với chính sách lương tại các vùng đặc thù (vùng sâu, vùng xa), trước đây có phụ cấp riêng, Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu cần dự báo trước tác động, đảm bảo bảng lương mới phù hợp khi khi tổ chức lại đơn vị hành chính.

Hiện nay, tiền lương trong khu vực Nhà nước có quy định về phụ cấp đặc thù theo vùng miền gồm các loại: Phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thu hút, phụ cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trợ cấp công tác tại vùng khó khăn... Các quy định trên nhằm hỗ trợ và thu hút nhân lực làm việc tại các vùng có điều kiện khó khăn. Việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sẽ có liên quan trực tiếp đến các quy định này.

Theo kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác tháng 3/2025, Bộ Nội vụ cũng sẽ tập trung chuẩn bị nội dung về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, đặc biệt liên quan đến phân vùng lương tối thiểu để phù hợp với thay đổi về địa bàn hành chính khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

Việc xây dựng lại các quy định về tiền lương, phụ cấp phải được thực hiện song song với tiến độ tham mưu sắp xếp đơn vị hành chính để có phương án triển khai trước, tránh ảnh hưởng đến chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Hiện nay, Nghị định 74/2024/NĐ-CP Chính phủ quy định tiền lương tổi thiểu từ ngày 1/7/2024 áp dụng theo 4 vùng: Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng, vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng, vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng, vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.

Nguyên tắc phân vùng lương tối thiểu vùng là việc phân chia các địa bàn thành các vùng khác nhau, dựa trên những tiêu chí cụ thể để áp dụng mức lương tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, mức sống và chi phí sinh hoạt tại từng địa phương.

Nghị định 74/2024/NĐ-CP cũng nêu rõ danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng như sau:

vietnamplus.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Hạ tầng cho người yếu thế vẫn còn hạn chế

Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và thân thiện với mọi đối tượng trong xã hội là mục tiêu mà Hà Tĩnh hướng tới. Thế nhưng, với người khuyết tật thì con đường tiếp cận các không gian công cộng, giao thông hay dịch vụ thiết yếu vẫn còn hạn chế.
Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.