Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang rất phấn khởi bởi có cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình từ nghề mới - mây tre đan xuất khẩu.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Anh Lê Anh Hồng (xã An Hòa Thịnh) cùng với chị Lê Thị Bình (chủ cơ sở nem chua Ý Bình - thị trấn Phố Châu) đã kết nối với Công ty TNHH Đức Phong ở TP Vinh (Nghệ An) mở hướng đi mới, tạo việc làm cho người dân Hương Sơn với nghề mây tre đan xuất khẩu.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Theo anh Lê Anh Hồng: Qua tìm hiểu được biết, Công ty TNHH Đức Phong đã đưa mây, tre chế tác thành những sản phẩm độc đáo ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Những sản phẩm từ tre, thủ công mỹ nghệ của công ty luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng bởi độ bền, thẩm mỹ và thân thiện với môi trường...

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

"Nhận thấy đây là cơ hội việc làm tốt cho bà con địa phương, nhất là khi nông nhàn, giúp chị em nông thôn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình nên chúng tôi đã kết nối, "bắt tay” với công ty đưa nghề mây tre đan xuất khẩu về trên địa bàn" - anh Hồng bày tỏ.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Bắt đầu từ tháng 10/2020, anh Hồng và chị Bình phối hợp với Công ty TNHH Đức Phong tổ chức đào tạo nghề mây tre đan tại thôn Cừa Quán, xã An Hòa Thịnh và tổ dân phố 10, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn). Thông qua chính quyền các địa phương, lớp học thu hút gần 100 người dân tại nhiều xã trên địa bàn tìm đến học nghề.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Nhờ sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân cùng với sự chịu khó học hỏi, đến nay, hầu hết các học viên đã làm ra sản phẩm đạt yêu cầu.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Được công ty đào tạo miễn phí, cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nên người dân rất hào hứng với nghề mới. Chị Nguyễn Thị Hải - tổ dân phố 11, thị trấn Phố Châu (trong ảnh) phấn khởi cho biết: Ở nhà nuôi con nhỏ lại không có việc làm nên chị đăng ký tham gia lớp học để kiếm thêm thu nhập. Nghề này không đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật cao, chỉ cần chịu khó một chút thì ai cũng làm được.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

“Vừa học vừa làm, tôi và một số chị em ở tổ dân phố 11 đã đưa nguyên liệu về nhà tranh thủ đan lúc rảnh rỗi. Dù thao tác còn chậm nhưng hiện tôi đã làm được hơn 130 cái đèn lồng, mỗi cái được trả công 13.000 đồng...” - chị Hải chia sẻ.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Còn chị Phạm Thị Tân - thôn 7, xã Sơn Trường cũng đưa nguyên liệu về làm, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình cùng tham gia. Mỗi người một công đoạn như tách nan, đan lát nên mỗi ngày trung bình 1 người có thể làm được 8 – 10 sản phẩm đèn lồng, cho thu nhập khá.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Cứ sau một tuần, người dân lại đưa các sản phẩm đến cho anh Hồng, chị Bình thu gom và nhận tiền công. “Chưa đầy 1 tháng, chúng tôi đã nhận được gần 2.000 sản phẩm đèn lồng đạt chất lượng theo yêu cầu, nhập về cho Công ty TNHH Đức Phong để xuất khẩu sang thị trường các nước. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối, mở thêm nhiều lớp đào tạo, đồng thời hướng dẫn người dân đa dạng các loại sản phẩm như: khay, hộp, giỏ đựng các loại, đồ trang trí, hàng lưu niệm... để nâng cao thu nhập” – chị Bình cho hay.

Xuất khẩu mây tre đan, giải quyết việc làm cho nhiều người dân miền núi Hà Tĩnh

Nghề mây tre đan xuất khẩu được “du nhập” vào địa bàn Hương Sơn chỉ trong thời gian ngắn nhưng bước đầu đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Mặc dù thu nhập bình quân không cao nhưng công việc nhẹ nhàng, kỹ thuật sản xuất đơn giản, không phải đầu tư vốn, lao động được mang việc về sản xuất tại nhà theo hình thức khoán sản phẩm, rất phù hợp với các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người hết tuổi lao động...

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá xăng RON95-III quay đầu giảm

Giá xăng RON95-III quay đầu giảm

Trừ mặt hàng dầu hỏa tăng nhẹ, từ 15 giờ ngày 17/7, giá xăng E5 RON92 giảm 178 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 165 đồng/lít. Ngoài ra, dầu diesel giảm 38 đồng/lít và dầu mazut giảm 85 đồng/kg.
Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại “hàng xách tay” được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đằng sau niềm tin vào hàng ngoại “xịn” là không ít rủi ro khó lường.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giá xăng giảm vào ngày mai?

Giá xăng giảm vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành vào ngày mai (17/7), giá xăng trong nước có thể giảm 180 đồng/lít, còn giá dầu biến động trái chiều.
Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Không còn “khoán” cứng, từ năm 2026, hộ kinh doanh buộc phải kê khai thuế đúng doanh thu. Đây là bước tiến lớn để kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh phát triển bền vững, minh bạch.
Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/07/2025: Giá vàng ổn định sau khi chạm đỉnh ba tuần, trong bối cảnh giới đầu tư chuyển hướng quan sát các cuộc đàm phán thương mại và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Hà Tĩnh ngày càng được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ tại khu vực nông thôn được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.