Cột điện gãy, dây sà xuống đường, ngành chức năng bảo “chờ dự án”!

(Baohatinh.vn) - Người dân thôn 2, xã Đức Thanh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương cũng như ngành điện Đức Thọ về tình trạng mất an toàn lưới điện trên địa bàn. Thế nhưng, nhiều tháng qua, ngành điện vẫn chưa có động thái gì.

cot dien gay day sa xuong duong nganh chuc nang bao cho du an

Cột điện “hiên ngang” giữa đường

Hệ thống đường điện chạy dọc thôn 2 (Đức Thanh) có nhiều cột bị gãy, đổ. Nhiều đoạn, dây điện sà xuống sát đất, người dân buộc phải dùng nhành cây nâng dây lên tạm thời để an toàn cho người và gia súc. Thậm chí, một số cột điện hiện “chình ình” giữa lòng đường, rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Cột điện bị gãy cũng làm cho hệ thống đèn chiếu sáng dọc đường của các hộ dân không thể sử dụng.

“Trong các cuộc họp thôn, người dân đã phản ánh rất nhiều. Lãnh đạo thôn cũng nhiều lần phản ánh sự việc với cán bộ điện lực nhưng không được giải quyết” - ông Đoàn Đạt - Trưởng thôn cho biết. Ông Trần Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Đức Thanh cho hay: “Xã báo cáo sự việc thì ngành điện Đức Thọ trả lời là phải chờ dự án. Còn nay, muốn di dời đường điện, xã phải tự bỏ kinh phí. Xã thì không thể làm được vì không biết lấy kinh phí từ đâu”.

cot dien gay day sa xuong duong nganh chuc nang bao cho du an

Để tránh tình trạng người và trâu bò quàng phải dây điện, người dân phải dùng cọc chống lên tạm bợ

cot dien gay day sa xuong duong nganh chuc nang bao cho du an

Cột điện bị gãy, công tơ điện phải “bám” vào bờ rào các hộ dân

Nguyên tắc quan trọng nhất của mọi hoạt động SXKD, bao gồm kinh doanh điện là phải đảm bảo an toàn tính mạng cho con người. Lẽ nào chỉ vì “chờ dự án” hay “thiếu kinh phí” mà để người dân phải sống trong phấp phỏng lo âu trước nguy cơ mất an toàn về điện?!

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.