Quyết định hợp lòng dân của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - “Dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới trên địa bàn Hà Tĩnh” - Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh trong buổi làm việc với Sở GD-ĐT và các ngành liên quan hôm qua (18/7).

>> Dừng triển khai đại trà mô hình trường học mới trên địa bàn Hà Tĩnh

quyet dinh hop long dan cua chu tich ubnd tinh ha tinh

Cần đánh giá đúng, sát thực trạng, lắng nghe ý kiến phản hồi từ giáo viên, học sinh, phụ huynh trước khi triển khai mô hình trường học mới

Ngay khi thông tin được đăng trên Báo Hà Tĩnh điện tử đã có hàng nghìn lượt bạn đọc tiếp cận, chia sẻ và comment (bình luận) ủng hộ quyết định này.

Bạn đọc Hoàng Nam Khánh bày tỏ sự đồng tình: “Một quyết định hợp lòng dân của Chủ tịch Đặng Quốc Khánh!”

Nhiều bạn đọc khác cũng bày tỏ vui mừng trước quyết định của vị lãnh đạo trẻ đứng đầu tỉnh bằng các cụm từ: “Tuyệt vời!”, “Hoan hô ông Khánh!”…

Bạn đọc Thiên Cầm nhận xét: "Hai tỉnh Hà Giang và Hà Tĩnh đã rất sáng suốt, tạm dừng dự án VNEN; việc làm này đã làm cho người dân yên hơn, vui hơn... Các địa phương khác nên tỉnh táo khi chưa muộn, Bộ GD&ĐT cần tìm kiếm giải pháp hợp lý vì một nền giáo dục thực chất"...

Bạn đọc Sông Lam bình luận: "UBND tỉnh Hà Tĩnh và Sở GD&ĐT đã có một quyết định hết sức tỉnh táo và khôn ngoan. Như vậy mới gọi là "ý Đảng lòng dân".

Bạn đọc KAKU khẳng định: "Việc dừng dạy học VNEN là đúng quá thôi. Rất cảm ơn các ông lãnh đạo".

Cũng ủng hộ quyết định trên, bạn đọc KEN SÔ phân tích: "Bất cập đầu tiên là bộ sách sử dụng 3 trong 1. Thứ hai là phải huy động sự hỗ trợ của phụ huynh trong quá trình học sinh học. Thứ ba là học VNEN mà lại thi theo chương trình hiện hành. Thứ tư là học theo nhóm để học sinh khám phá, tìm ra kiến thức và tự kết luận bài học. Nghe ra có vẻ khó phát huy đối với học sinh thành phố, chưa nói gì đến học sinh vùng nông thôn vì kỹ năng nói, diễn đạt của học sinh không phải ai cũng tốt"...

Được biết, năm học 2012-2013, mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được triển khai lần đầu tại Hà Tĩnh và Trường TH Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) là ngôi trường thí điểm mô hình này. Trên nền tảng VNEN, những năm học tiếp theo mô hình trường học mới được triển khai mở rộng thêm tại một số trường và đến nay đã có 129/260 trường tiểu học, 32/150 trường THCS và 16/44 trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh áp dụng mô hình này.

Điểm ưu việt của mô hình trường học mới so với mô hình truyền thống đó là đưa học sinh trở thành chủ thể của tiết học. Với sự hỗ trợ của giáo viên, các em được học theo nhóm, hoạt động nhiều hơn, tương tác nhiều hơn và khả năng tư duy độc lập của học sinh cũng được hình thành và phát triển.

Tuy nhiên, kế hoạch triển khai đại trà mô hình trường học mới này khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng đã gây không ít băn khoăn, lo lắng trong đông đảo phụ huynh, giáo viên.

Bởi không ít những bất cập trong quá trình triển khai mô hình này tại Hà Tĩnh thể hiện rất rõ như: cơ sở vật chất, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên... chưa đồng bộ. Ngoài ra, học sinh Hà Tĩnh chủ yếu là vùng nông thôn, bản tính vốn nhút nhát, số học sinh làm nòng cốt, có khả năng đáp ứng với yêu cầu các bước hoạt động của mô hình trường học mới chưa nhiều...

quyet dinh hop long dan cua chu tich ubnd tinh ha tinh
quyet dinh hop long dan cua chu tich ubnd tinh ha tinh

Những bình luận trên Báo Hà Tĩnh điện tử về quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh

Trước tình hình đó, sáng 18/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT Hà Tĩnh để lắng nghe ý kiến của các ngành, cấp uỷ chính quyền các địa phương về vấn đề này.

Tại buổi làm việc, đa số đại biểu cho rằng, trước khi thực hiện triển khai đại trà mô hình trường học mới, cần đánh giá đúng, sát thực trạng, lắng nghe ý kiến phản hồi từ giáo viên, học sinh, phụ huynh và xin ý kiến từ lãnh đạo tỉnh và Bộ GD-ĐT.

Từ những ý kiến thẳng thắn của các đại biểu cấp cơ sở, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh đã đi đến một quyết định sáng suốt: Dừng việc triển khai đại trà mô hình trường học mới Việt Nam. Yêu cầu Sở GD&ĐT tham mưu, chỉ đạo thành lập hội đồng để đánh giá đầy đủ về mô hình trường học mới, đồng thời phối kết hợp với HĐND tỉnh và khối mặt trận có chương trình giám sát riêng cho nội dung này.

Quan tâm đến ngành giáo dục và mong muốn mang lại những gì tốt nhất cho thế hệ tương lai mai sau, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với quyết định vừa rồi đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn đọc, người dân. Và sự đồng tình ủng hộ của bạn đọc trong quyết định vừa qua cũng là điều đáng để những người trong ngành suy ngẫm.

Hy vọng rằng, với sự quyết liệt và táo bạo trong những quyết định của những người có trách nhiệm, nền giáo dục Hà Tĩnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hợp lý hơn.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.