Lạc giống "dởm" không nảy mầm, nông dân Nghi Xuân "dở khóc dở mếu"!

(Baohatinh.vn) - Thông tin từ huyện Nghi Xuân cho hay, tỷ lệ nảy mầm của lạc giống vụ Xuân năm nay trên địa bàn huyện chỉ đạt khoảng 50-60%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc này là bởi nhiều người đã “tham đĩa bỏ mâm”...

Anh Phan Văn Phú (thôn Gia Phú, xã Xuân Viên) ngậm ngùi cho biết: “Tưởng mua được lạc giống sớm, giá cả phải chăng, gánh nặng về nỗi lo thiếu lạc giống trong những ngày áp tết sẽ qua mau. Chẳng ngờ, lạc giống nảy mầm rất ít”. Anh Phú chỉ là “nạn nhân” trong hàng trăm hộ dân mua phải lạc giống giá rẻ khi tư thương ghé tận nhà… “rỉ tai” rồi “tiền trao cháo múc”.

lac giong dom khong nay mam nong dan nghi xuan do khoc do meu

Mua lạc giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, người dân một số xã trên địa bàn Nghi Xuân ngậm ngùi nhận “quả đắng”.

Xuân Viên vốn là “vựa” lạc của huyện Nghi Xuân với 280 ha. Sản lượng lạc hàng năm chiếm 50% tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp toàn xã. Năm 2016, Xuân Viên thu về 27 tỷ đồng từ việc bán lạc. Tuy nhiên, theo nhẩm tính của Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Viên Phan Xuân Thủy. “Năm nay, bình quân mỗi ha lạc của Xuân Viên sẽ mất trên 8 triệu đồng vì lạc giống không lên mầm, theo đó, ước thiệt hại toàn xã trên 2 tỷ đồng. Những năm trước, lạc giống được mua từ Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh hoặc từ Công ty Giống Bắc Miền Trung với giá 38.000 đồng/kg (có bảo hành) nên chất lượng giống rất đảm bảo. Năm nay, tư thương “ra giá” 33.000 đồng/kg lạc giống, thấp hơn nhiều so với giống của Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh nên bà con… tranh nhau mua. Kết quả là lạc chỉ nẩy mầm được khoảng 50%.

Người dân Xuân Mỹ cũng lâm vào hoàn cảnh “dở khóc, dở mếu” khi 50 - 60% lạc giống không… lên mầm.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Thành Trần Hoàng Điệp khẳng định: “10 thôn trong xã đều gieo trỉa lạc xuân với diện tích 171 ha, nhưng 80% lạc giống đều sinh trưởng tốt. Có thể 20% còn lại là do người dân mua giống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hiện tại, xã mới chỉ triển khai được khoảng 30%, chủ yếu ở diện tích đất khô, phần còn lại đất ướt chưa gieo trỉa nên nếu bà con mua phải giống xấu, nguy cơ thiếu giống rất dễ xảy ra”.

Trong số 40/110 ha lạc giống được gieo trỉa tại xã Xuân Yên, theo khẳng định của lãnh đạo xã thì 100% đều sinh trưởng rất tốt. Được biết, nguồn giống ở Xuân Yên đều được bà con nông dân mua từ Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân Trần Văn Hiền, năm 2017, toàn huyện Nghi Xuân gieo trỉa 2.120 ha lạc giống (L14). “Mặc dù đến thời điểm này, Hội Nông dân huyện chưa nắm được số lượng lạc giống ở các xã không lên mầm nhưng trước đó, chúng tôi đã khuyến cáo về chất lượng lạc giống trôi nổi trên địa bàn để Phòng Nông nghiệp huyện biết. Dù chưa cụ thể nhưng nguyên nhân là do lạc giống không đảm bảo chất lượng, lại đưa về quá sớm, bị đổ dầu lại gặp nắng nên không mọc được” - ông Hiền nhấn mạnh.

Như vậy, đến nay, trên địa bàn Nghi Xuân có bao nhiêu diện tích lạc giống bị hư hỏng vẫn chưa có con số cụ thể. Chỉ biết rằng, mới chỉ khảo sát qua 5 xã, tỷ lệ hư hỏng khá nhiều. Thiệt hại ban đầu đã nhìn thấy rõ. Nhưng về lâu dài, năng suất, chất lượng lạc L14 sẽ ra sao khi chất lượng đầu vào quá thấp.

Đang yên lành, người dân tự đưa mình vào thế khó là một nhẽ. Nhưng nếu các ngành chức năng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kịp thời ra tay ngăn chặn, chắc câu chuyện “tham đĩa bỏ mâm” sẽ không xảy ra”.

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.