Những cuộc đổi đời bên tả ngạn sông Nghèn

(Baohatinh.vn) - Nếu như trước đây nhắc đến vùng Nam Hà, Xạ Lậm, Hói Khuỷnh, Bãi Nậy của xóm Phù Ích (Ích Hậu - Can Lộc), người ta thường liên tưởng tới một vùng đất xa xôi mà đói nghèo, lạc hậu cứ đeo đẳng. Ấy thế mà, ngày nay, vùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn mênh mông dọc con đê tả ngạn sông Nghèn ấy đã trở thành vùng đất trù phú với hồ nối hồ, ruộng nối ruộng được cải tạo để nuôi trồng thủy sản (NTTS) và canh tác.

nhung cuoc doi doi ben ta ngan song nghen

Tả ngạn sông Nghèn giờ là vùng đất trù phú với hồ nối hồ NTTS

Trong căn nhà kiên cố được xây dựng từ lợi nhuận của chăn nuôi trâu bò, NTTS, ông Hồ Thế Đô - Cụm trưởng cụm dân cư Xạ Lậm vẫn còn ngậm ngùi khi nhớ tới những năm tháng xa xưa. Ông Đô cho biết: “Trước tôi ở cùng cha mẹ trong làng nhưng đất canh tác ít, hiệu quả không cao nên đói nghèo triền miên. Năm 1995, theo chủ trương của xã, tôi đổi đất vườn, đem theo vợ và con cái ra Xạ Lậm ở. Ban đầu, gia đình tôi cũng giống các hộ dân ở đây chỉ sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông Nghèn. Khi nguồn thủy sản bắt đầu ít đi, kinh tế của gia đình ảnh hưởng, năm 1998, tôi vay thêm vốn xây dựng hồ đập, cải tạo NTTS. Dần dà, vốn liếng tích cóp được nhiều bao nhiêu thì diện tích hồ đập được mở rộng ra bấy nhiêu. Mùa lúa thì bơm nước ra cấy lúa, nuôi vịt, còn lại thì chúng tôi thả giống nuôi cá nước ngọt”.

Từ chỗ chỉ là hộ nghèo, chỉ biết sống dựa vào hạt lúa, củ khoai làm được, từ ngày ra Xạ Lậm, các thành viên trong gia đình ông Đô đã biết tính toán làm ăn. Không chỉ tự cung tự cấp mà còn biết sản xuất hàng hóa. Đất không đủ thì đấu thầu thêm để mở rộng diện tích canh tác. Đến nay, gia đình ông có 6 hồ nuôi cá nước ngọt rộng 6 ha, 2 mẫu ruộng, 200 con vịt đẻ, 11 con trâu bò. Các con của ông đều được ăn học đàng hoàng, trong đó, 4 đứa đã tốt nghiệp đại học. Mỗi năm, ông thu từ 300-500 triệu đồng, lãi ròng 100-150 triệu đồng.

Không giống ông Hồ Thế Đô, gia đình ông Hồ Phúc Đức lại là dân thổ cư ở vùng Nam Hà (vùng đất trong đê của xóm Phù Ích). Các thế hệ trong gia đình ông Đức chỉ mưu sinh bằng nghề duy nhất là đánh bắt thủy sản trên sông Nghèn. Khi Nghị định 64 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho cá nhân được triển khai, gia đình ông được cấp 2 mảnh đất ở vùng Xạ Lậm. Từ đó, các thành viên trong gia đình ông có thêm nghề mới là NTTS. Nhờ kinh nghiệm sống cùng sông nước nên việc NTTS của gia đình ông khá thuận lợi. Kinh tế gia đình theo đó cũng thay đổi nhanh chóng.

nhung cuoc doi doi ben ta ngan song nghen

Người dân nạo vét hồ chuẩn bị cho mùa thả cá mới.

Anh Hồ Phúc Hướng (con trai ông Hồ Phúc Đức) cho biết: “Nếu như trước đây cuộc sống của chúng tôi vô cùng bấp bênh, phụ thuộc vào con tôm, con cá trên sông nước thì nay không chỉ có cuộc sống ổn định, kinh tế đã bắt đầu dư dả. Chúng tôi đã được tiếp xúc với các thiết bị của đời sống văn minh, đầu tư cho con cái học hành. Nếu không có chủ trương của Chính phủ, có lẽ chúng tôi mãi mãi chỉ là những ngư phủ sống lay lắt trên sông nước mà thôi”.

Đê tả ngạn sông Nghèn không chỉ được điểm tô bởi chính người dân bản địa mà còn được thổi vào những luồng sinh khí mới khi những vùng đất dọc hai bên đê được nhiều hộ dân trong làng xin đấu thầu để cải tạo, NTTS với quy mô lớn. Những Hói Khuỷnh, Đập Mới, Bãi Nậy xưa kia bỏ hoang nay đã trở thành những trang trại được đầu tư tiền tỷ để nuôi tôm, cá, vịt. Gắn liền với các trang trại ấy là những tấm gương sáng về sự đổi mới trong tư duy, nỗ lực trong lao động như Phan Thị Hường, Nguyễn Xuân Quân, Phan Văn Bình, Hồ Phúc Nuôi…

Ông Nguyễn Xuân Quân - chủ chuỗi hồ đập rộng 3,6 ha vùng Hói Khuỷnh cho biết: “Kinh tế gia đình tôi tuy ổn định nhưng nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng thì không khá lên được. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn xin nhận đất và vay thêm vốn, đầu tư 1,5 tỷ cải tạo hồ đập nuôi vịt và các loại cá nước ngọt truyền thống như trắm, chép, mè, rô phi… Để tiết kiệm kinh phí, tôi chỉ thuê nhân công mùa vụ, còn lại tôi và vợ đều tự tay làm. Nhờ đó, mỗi năm, trừ chi phí, gia đình lãi ròng 300-400 triệu đồng”.

Mới đây, theo lời mời gọi của lãnh đạo huyện, doanh nhân Phạm Hạnh - một người con quê hương Lộc Hà nhận hơn 40 ha đất vùng Nam Hà, đầu tư 51 tỷ đồng để triển khai dự án NTTS và chăn nuôi tổng hợp. Dự kiến, HTX Sản xuất nông nghiệp và thủy sản Lộc Hà của ông Phạm Hạnh sẽ trở thành trung tâm giống cá nước ngọt lớn nhất Bắc Trung bộ. Đó dĩ nhiên là một nét vẽ vô cùng tươi tắn làm bừng sáng bức tranh chung về vùng đất tả ngạn sông Nghèn.

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.