Việt Nam có cần mua tên lửa Akash?

Theo truyền thông phương Tây, Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục thảo luận về mua bán vũ khí và thiết bị quân sự, trong đó có tên lửa Akash.

Thông tin này được trang The Week dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết hôm 1/8: "Cuộc thảo luận giữa Việt Nam và Ấn Độ tập trung vào việc tăng cường cơ chế hợp tác chiến lược và quốc phòng hiện tại. Nhiều vấn đề, bao gồm việc bán tên lửa Akash, trực thăng Dhruv và các thiết bị quốc phòng khác, cùng với việc hợp tác giữa hai quân đội cũng đã được ra thảo luận".

Việt Nam có cần mua tên lửa Akash?

Hệ thống Akash khai hỏa

Được biết, đây là lần thứ 3 Ấn Độ nói về việc xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không Akash cho Việt Nam. Tuy nhiên, giữa việc đồng ý bán và việc Việt Nam có muốn mua hay không lại là vấn đề khác.

Đặc biệt là sau khi trang mạng Topwar.ru của Nga có bài viết về các hệ thống phòng không Việt Nam, trong đó nêu tên một số loại tên lửa được cho là Việt Nam đã sở hữu (tuy nhiên chưa có xác nhận chính thức từ Bộ quốc phòng Việt Nam).

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam đang ở trình độ khá cao. Các sư đoàn phòng thủ tên lửa được trang bị cả hệ thống cũ được thử nghiệm qua thời gian, cũng như các tổ hợp phòng thủ tên lửa Nga thế hệ mới nhất, bao gồm 2 tiểu đoàn S-300PMU-2 Favorit và 6 tiểu đoàn Buk-M2E.

Topwar.ru còn tiết lộ là Việt Nam cũng đã sở hữu một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 của Nga, được sử dụng để yểm trợ hỏa lực cho các hệ thống Buk và Favorit, đồng thời bảo vệ các mục tiêu trọng yếu khỏi sự tấn công của các loại tên lửa hành trình.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn/tầm trung Spyder của Israel, mà tính năng của các hệ thống này đều vượt trội so với tên lửa Akash của Ấn Độ. Do đó, Việt Nam không nhất thiết phải mua sắm các hệ thống phòng không Akash của Ấn Độ.

Theo nhận định của một số chuyên gia, số tiền này hoàn toàn có thể dùng để mua thêm 1-2 tiểu đoàn S-300 và đầu tư vào các lĩnh vực khác, ví dụ như máy bay cảnh báo sớm trên không - một yếu tố rất quan trọng để bảo vệ từ xa không phận đất nước...

Ngoài việc lưới lửa phòng không đa tầng hiện có của Việt Nam, sức mạnh và độ tin cậy của hệ thống Akash vẫn đang là dấu hỏi chưa có lời đáp. Vì vậy, việc mua tên lửa phòng không Ấn Độ lúc này chưa phải là việc cần thiết với lực lượng phòng không Việt Nam.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.