Tắm nước ấm: Khi tắm, nước bốc hơi sẽ làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể, hạ sốt. Lưu ý, tắm cho bé bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn 3°C so với thân nhiệt của trẻ trong phòng kín gió.
Sử dụng quạt một cách thận trọng: Bố mẹ có thể sử dụng máy điều hòa hoặc quạt máy nhằm tạo điều kiện cho không khí lưu thông tốt hơn giúp bé hạ sốt.
Cho trẻ ăn uống đều đặn: Khi bị sốt, cơ thể trẻ cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Đảm bảo trẻ uống nhiều nước: Khi bị sốt cơ thể thường ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ. Để điều này không xảy ra, mẹ nên bù nước cho bé bằng cách để trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước hơn.
Không nên đưa trẻ ra ngoài: Muốn hạ sốt nhanh cho bé, bạn cần tránh để con tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và hạn chế đến mức thấp nhất việc di chuyển đến nơi công cộng.
Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Không nên cho trẻ sử dụng quần áo quá dày hoặc đắp chăn bởi điều này sẽ làm cho thân nhiệt của bé tăng cao hơn.
Dùng nước muối sinh lý: Hòa khoảng 1/4 thìa cà phê muối vào 230ml nước tinh khiết, khuấy đều cho đến khi thấy muối tan. Cách làm này sẽ giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi, giúp con thở dễ dàng hơn nên có thể giảm sốt nhanh chóng.
Để trẻ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc: Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ mau chóng phục hồi, giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.
Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Việc hít phải khói thuốc lá là một trong những tác nhân gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khiên trẻ lâu khỏi ốm hơn.
Cho trẻ xông hơi: Nếu trẻ sốt kèm theo cơn rét run, bạn có thể cho bé xông hơi, cách này sẽ giúp trẻ hạ nhiệt độ một cách hiệu quả.
Hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng cách chườm lạnh: Đặt một lớp gạc lên trên phần trán và gáy sẽ giúp hạ sốt hiệu quả cho bé.
Cách xử lý cơn co giật do sốt ở trẻ nhỏ: Cơn co giật có thể ngắn hoặc kéo dài đến hơn 15 phút. Bạn cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu cơn co giật vẫn tiếp diễn sau 3 phút hoặc tái phát nhiều lần