Để có cuộc sống sau này hạnh phúc, thành công, trẻ cần học ngoại ngữ, bơi lội, dọn dẹp, nấu ăn, thư giãn trong những năm đầu đời - khoảng thời gian định hình tính cách con người.
1. Ngoại ngữ: Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi, có trí nhớ tốt hơn và dễ nắm bắt ngôn ngữ. Nó cũng giúp trẻ trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trong công việc. Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rotman ở Canada cho biết thêm việc biết hai ngôn ngữ giúp trí não trì hoãn sự phát triển của bệnh Alzheimer. Ảnh: Pixabay.
2. Bơi lội: Các hoạt động thể chất giúp con người sống lành mạnh hơn. Bơi lội không chỉ giúp trẻ sống sót trong trường hợp khẩn cấp. Nó còn mang lại cho trẻ trải nghiệm tuyệt vời, hoàn thiện tứ chi, tăng khả năng phối hợp. Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Mỹ, bơi lội cũng tăng cường sức mạnh của não bộ. Ảnh: Pexels.
3. Chơi nhạc cụ: Nghiên cứu do Journal of Neuroscience công bố cho thấy chơi nhạc cụ giúp cải thiện thính giác, trì hoãn quá trình suy giảm năng lực của não bộ do lão hóa. Trẻ biết chơi nhạc cụ sẽ có khả năng giao tiếp và biết cách thể hiện bản thân sáng tạo hơn. Ảnh: Pixabay.
4. Khiêu vũ: Nghiên cứu của ĐH Karlstad (Thụy Điển) chỉ ra rằng khiêu vũ giúp cải thiện tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ. Nó cho phép trẻ giao tiếp, thể hiện cảm xúc thông qua thông qua cơ thể. Với sự trợ giúp của âm nhạc, khiêu vũ kích thích tính sáng tạo, kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động. Khiêu vũ cũng giúp trẻ đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau, khiến trẻ cởi mở, tự tin hơn về cơ thể mình. Ảnh: Pixabay.
5. Tái chế: Bằng cách tái chế rác, chúng ta góp phần bảo vệ Trái Đất, để lại thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai. Nó đồng thời giúp trẻ sáng tạo hơn, biết rằng chúng không cần đến những thứ đồ đắt tiền để thực hiện ý tưởng của mình. Hiện nay, nhiều trường ở Tây Ban Nha dạy học sinh tái chế để nâng cao nhận thức về tiêu dùng và bảo vệ trường. Ảnh: Depositphotos.
6. Dọn dẹp: Trật tự và vệ sinh là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài việc mang lại cuộc sống lành mạnh, lau chùi, dọn dẹp còn giúp quá trình hoạt động tinh thần có cấu trúc và tổ chức hơn. Ở Nhật Bản, trực nhật trường, lớp là một phần của giáo dục. Ảnh: Depositphotos.
7. Tư duy định hướng: Việc hình thành, phát triển tư duy định hướng tốt cho não bộ của trẻ, giúp chúng xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn. Một nghiên cứu cho thấy con người có một hệ thống định vị bên trong, tạo ra mạng lưới tế bào thần kinh. Khi con người học hỏi, hệ thống này nuôi dưỡng tư duy định hướng, giúp não lập các tuyến kế hoạch, cải thiện quá trình đưa ra quyết định. Ảnh: Pexels.
8. Nấu ăn: Khi học nấu ăn, trẻ cẩn thận hơn khi ăn uống, hạn chế ăn vặt, đồ ăn nhanh. Nấu ăn theo công thức cũng giúp trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện theo hướng dẫn đồng thời dùng giác quan để cảm nhận từng phần của cuộc sống. Đương nhiên, khi trẻ nấu ăn, phụ huynh cần ở bên cạnh để đảm bảo an toàn. Ảnh: Pexels.
9. Tiêu tiền: Khi lớn lên, trẻ dần tự chịu trách nhiệm tài chính. Nếu không được chuẩn bị, trẻ dần mắc sai lầm. Do đó, phụ huynh cần dạy con hiểu tiền là công cụ, không phải phần thưởng. Nó không đủ quan trọng để trẻ học cách tiết kiệm. Thay vào đó, trẻ cần nắm được phương pháp tiêu tiền hợp lý. Ảnh: Pixabay.
10. Biểu đạt cảm xúc: Không ai trưởng thành mà không trải qua những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, những khó chịu như vậy có thể tránh được nếu phụ huynh dạy trẻ cách xác định các cảm xúc này, biểu đạt nó để người lớn hiểu. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định, phản ứng phù hợp. Ảnh: Pexels.
11. Thư giãn: Trẻ con cũng có những áp lực về học tập, mối quan hệ với người xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần dạy con tầm quan trọng của nghỉ ngơi, tìm khoảnh khắc phù hợp để vui chơi, giải tỏa căng thẳng. Ảnh: Pixabay.
Nhâm nhi một đồ uống ấm pha với các thành phần tự nhiên, có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới trong mùa đông, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những ngày ẩm ướt, ngày mưa là nỗi lo đối với nhiều người vì quần áo dễ bị ẩm mốc và khó khô. Dưới đây là những mẹo vặt chăm sóc quần áo ngày mưa mà bạn không nên bỏ qua.
Các lỗi bếp hồng ngoại như E1, E2, E3, E4... thường gặp do nhiệt, điện áp hoặc hỏng quạt. Khắc phục nhanh chóng bằng cách kiểm tra, sử dụng ổn áp, hoặc liên hệ bảo hành.
Theo các chuyên gia nuôi dạy con, trẻ tiếp thu nhiều hơn người lớn nghĩ, không chỉ thứ cha mẹ trực tiếp nói với chúng, mà cả những điều nói với người khác.
Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mạn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản của tổ chức MSI tại Hà Tĩnh góp phần phổ cập các thông tin liên quan đến biện pháp tránh thai hiện đại, đảm bảo kế hoạch hóa gia đình.
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Dính thắng lưỡi ở trẻ em là một trong những dị tật bẩm sinh ít được biết đến, có thể làm hạn chế quá trình cử động bình thường của lưỡi và sự phát âm của trẻ.
Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Nước lá vối tốt cho sức khỏe, lợi tiêu hóa, phòng chữa nhiều bệnh, có thể uống hằng ngày nhưng chỉ nên dùng một ấm như ấm trà/ngày để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bài tiết của thận, hệ tiêu hóa...
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Lớp tập huấn được tổ chức giúp các học viên nắm bắt nghiệp vụ về kỹ thuật tháo, cấy que tránh thai 2 nang Jadelle, hướng tới mục tiêu thực hiện tốt công tác dân số tại Hà Tĩnh.
Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.