4 loại thực phẩm giúp trẻ "lớn nhanh như thổi"

Nắm bắt được các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự tăng trưởng của trẻ sẽ giúp cha mẹ xây dựng thực đơn tốt nhất cho con.

Trứng

Trứng được xem là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh chứa các axit amin thiết yếu. Ngoài ra, trứng cũng chứa vitamin A và những vitamin quan trọng khác.

Gần đây, một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng và chọn mẫu ngẫu nhiên trên 160 bé từ 6-9 tháng tuổi ở Ecudor, được thực hiện bởi nhóm TS.Lora L.I, ĐH Washington (Mỹ), kết quả cho thấy 1 quả trứng mỗi ngày trong 6 tháng có thể hỗ trợ sự kém tăng trưởng ở trẻ.

Bé có thể ăn bao nhiêu quả trứng 1 tuần?

- Trẻ 6-12 tháng tuổi có thể dùng 1 lòng đỏ trứng mỗi ngày.

- Trẻ từ 1- dưới 5 tuổi có thể dùng 1 quả trứng/ ngày.

4 loại thực phẩm giúp trẻ lớn nhanh như thổi

Ảnh: Wanita Indonesia

Cách chế biến trứng được khuyên:

- Trẻ thừa cân béo phì nên dùng trứng luộc. Nếu dùng trứng chiên, bạn nên dùng dưới 50% số bữa ăn có trứng trong tuần.

- Trẻ nhẹ cân nên dùng trứng chiên trên 50% trong tổng số bữa ăn có trứng mỗi tuần.

- Trẻ có tăng trưởng bình thường, cha mẹ có thể dùng trứng chiên và trứng luộc, không có thứ tự ưu tiên.

Cá thu

Cá thu cung cấp lượng chất béo omega -3 DHA/EPA với tỷ lệ phù hợp cho sự phát triển não bộ của trẻ. Một số loại cá khác nằm trong nhóm này là cá hồi, cá chép và lươn sông.

Ngoài ra, cá thu cũng giàu calcium, iron, zinc, và vitamin A. Tuy nhiên, cá khô/chà bông cá lại mất vitamin A trong quá trình chế biến.

Cách dùng cá được khuyên:

Thông thường trong bữa ăn nên có 80-120 g thịt cá chế biến, 4 bữa/tuần có thể cung cấp đủ omega-3 cho trẻ tăng trưởng.

Trẻ nhẹ cân có thể thêm từ 10-50 g thịt cá vào bữa ăn thông thường của trẻ, 3 ngày/tuần và duy trì trong 3 tháng để hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ.

Trẻ thừa cân béo phì hay trẻ tăng trưởng bình thường: Không có hướng dẫn đặc biệt.

Lá chùm ngây

Lá chùm ngây giàu calcium, sắt, vitamin A và protein. Theo TS. Michaelsen K., ĐH Copenhagen, Đan Mạch, lá chùm ngây có thể sử dụng trong thực đơn hổ trợ trong tăng trưởng của trẻ dưới 5.

4 loại thực phẩm giúp trẻ lớn nhanh như thổi

Lá chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Pinterest

Cách dùng lá chùm ngây được khuyên:

- Một nắm tay của trẻ là lượng trẻ có thể dùng trong 1 bữa ăn.

- Trên một cành lá chùm ngây, bạn nên chọn lá từ giữa đến ngọn.

- Bạn có thể chế biến bằng cách nấu canh hoặc luộc băm nhuyễn rắc lên trứng hoặc thức ăn.

- Trẻ chậm tăng trưởng, cha mẹ có thể dùng 2-3 ngày (2 bữa/ngày) xen kẽ trong tuần, dùng cho 3-4 tháng.

Trái bơ

Trong 100 g thịt trái bơ có năng lượng cao (167 kcal), hàm lượng chất béo (15,4 g) và protein (2 g). Trong 15,4 g chất béo, có 2/3 là chất béo monounsaturated - một loại chất béo tốt cho sự phát triển của trẻ. TS.Michaelsen K cũng đưa trái bơ vào danh sách hỗ trợ tốt trong thực đơn dành cho trẻ nhẹ cân và tăng trưởng kém.

Cách dùng trái bơ được khuyên:

Bạn nên dùng bơ chín, kết hợp chuối chín trong khẩu phần ăn xế của trẻ. Đây là sự hỗ trợ hữu hiệu về năng lượng cho trẻ nhẹ cân. Hãy duy trì thực đơn này 4 ngày mỗi tuần, liên tục trong 4 tháng.

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn/zing.vn

Đọc thêm

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

Một hoạt động mà trẻ rất yêu thích khi vào hè là bơi lội nên phụ huynh cần cảnh giác tối đa trước những hiểm họa tiềm tàng có thể xuất hiện khi trẻ chơi dưới nước.
Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Khi phát hiện sớm, bệnh dễ dàng được chữa khỏi, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.