5 bài học giúp cha mẹ thay đổi cách tương tác với con

Những hành động đơn giản, sự hiện diện hỗ trợ và những điều chỉnh trong cách giao tiếp có thể xây dựng kết nối sâu sắc hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi của trẻ.

Theo Robyne Hanley-Dafoe, giáo sư tại Đại học Trent (Canada) có các bài học quan trọng cha mẹ cần lưu ý để thay đổi cách tương tác với con.

Luôn giữ gương mặt rạng rỡ khi trẻ bước vào phòng

Đây hoàn toàn là một hành động đơn giản nhưng có thể có tác động đáng kể đến một đứa trẻ. Khuôn mặt của bạn sáng lên có khả năng truyền tải sự ấm áp, tình yêu và hạnh phúc mà không cần lời nói, đồng thời cung cấp cho trẻ sự xác nhận và an tâm.

Khi ôm, nên để trẻ buông ra trước

Những cái ôm nuôi dưỡng cảm giác thân thuộc, an toàn và tin tưởng của cha mẹ với trẻ. Việc ôm có khả năng làm dịu hệ thần kinh và cho những người thân yêu biết họ được an toàn.

Trên thực tế, cha mẹ có thể không biết chính xác con mình cần gì để lấp đầy cảm xúc của chúng. Do đó, cái ôm vội vàng trong 10 giây hay một cái ôm thật lâu có thể chứa đựng nhiều tâm tư của trẻ. Chỉ cần để chúng chủ động buông tay, bạn cho chúng biết chúng luôn được yêu thương và hỗ trợ.

Chơi với trẻ

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã hỏi trẻ "Khi nào cháu cảm thấy được cha mẹ yêu thương nhất?" và câu trả lời là "Khi họ chơi với cháu". Điều đó cho thấy không phải những kỳ nghỉ xa hoa, những bữa tiệc sinh nhật hay những bàn ăn được bày biện hoàn hảo mà chơi cùng trẻ rất có ý nghĩa với chúng.

Vui chơi củng cố mối liên kết và hỗ trợ sự phát triển của trẻ theo vô số cách. Nó là cửa ngõ dẫn đến sự đồng cảm, giao tiếp và các mối quan hệ. Cha mẹ nên tìm những giây phút thoải mái và cho phép mình bước vào thế giới của trẻ và tham gia vào cuộc vui với trẻ.

Hãy là người hỗ trợ, không phải người giải cứu

Hầu hết cha mẹ đều muốn chuẩn bị tốt nhất cho con mình trước những thử thách cuộc sống, tuy nhiên hầu hết cha mẹ có xu hướng "nhảy vào giải cứu" hơn là cho chúng không gian để giải quyết vấn đề và phát triển sự tự tin vào khả năng vượt qua khó khăn.

Ví dụ, nếu bạn đón con đi học về mỗi khi chúng cảm thấy lo lắng thì đây chính là sự giải cứu. Nếu bạn dạy trẻ những kỹ năng và công cụ để điều hướng sự lo lắng thì bạn đang hỗ trợ trẻ.

Trên thực tế, trẻ cần những người hỗ trợ để cho phép chúng học cách đương đầu và phát triển giữa những khó khăn, vấp ngã, thất bại và mắc sai lầm, để chúng có thể dũng cảm phát triển trong tương lai.

Trò chuyện trực tiếp, sẵn sàng lắng nghe

Khi trẻ tìm đến bạn, chúng chỉ muốn ai đó lắng nghe, đồng cảm với cảm xúc và chứng thực trải nghiệm của chúng.

Trong các cuộc trò chuyện trực tiếp, cha mẹ nên là người lắng nghe nhiều hơn là tranh luận. Ngồi cùng nhau, trò chuyện trong ôtô hoặc trò chuyện trong bếp khi tham gia các hoạt động khác có thể tạo ra bầu không khí thoải mái và thân mật hơn, khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn và có xu hướng chia sẻ cởi mở hơn. Cách tiếp cận này có thể giúp nuôi dưỡng cảm giác tôn trọng lẫn nhau và tạo điều kiện cho các cuộc trò chuyện có ý nghĩa và hiệu quả hơn.

Theo Psychology Today)

vnexpress.net

Đọc thêm

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.