52 năm sống với viên đạn trong đầu, cựu binh vẫn không ngừng cống hiến

(Baohatinh.vn) - Mang trong mình thương tật 81%, 52 năm chung sống với đạn, cựu binh Phan Văn Đại (Hà Tĩnh) vẫn luôn khẳng định bản lĩnh Bộ đội cụ Hồ, tích cực đóng góp xây dựng quê hương.

52 năm nay, cựu binh Phan Văn Đại (sinh năm 1951), quê quán tại thôn Chợ Đình, xã Trung Lộc, nay là tổ dân phố Đình Cương, thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) phải chống chọi với những cơn đau giằng xé của chiến tranh vì viên đạn ở vị trí hiểm vùng đầu không thể phẫu thuật.

Tuy vậy, ông vẫn luôn lạc quan, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, ra sức xây dựng quê hương.

bqbht_br_z6534273221177-316fe0a227ed6680735c87d061f847b7.jpg
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Phan Văn Đại bị trúng đạn vào vị trí đặc biệt nguy hiểm ở vùng đầu, không thể can thiệp.

Sau khi tốt nghiệp cấp III, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1970, chàng thanh niên Phan Văn Đại xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ. Ông được phân về C7, K22, thuộc Quân khu IV, tham gia huấn luyện một năm tại các huyện Cẩm Xuyên và Hương Sơn với quyết tâm sớm được ra tiền tuyến.

Thế rồi, tâm nguyện của chàng thanh niên cũng thành hiện thực, tháng 3/1971, ông là một trong những người lính ưu tú của đoàn quân tình nguyện Việt Nam tham gia chiến đấu tại chiến trường Nam Lào.

“Tôi nhớ mãi trận chiến đấu ác liệt tại tỉnh Attapu (Lào) vào tháng 3/1972 khi quân và dân Lào, Liên quân Lào - Việt đối đầu với Mỹ. Thực hiện chỉ đạo từ cấp trên, chúng tôi đã dồn địch xuống sông Mê Công và bắt giữ, giải phóng vùng đất hạ Lào Attapu. Thắng lợi từ trận đánh này cộng với những chiến thắng trên chiến trường Lào cùng thắng lợi của quân và dân Việt Nam buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973) và Hiệp định Viêng Chăn về Lào (21/2/1973). Với những chiến công mà tôi và đồng đội giành được, tôi đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Hai” – ông Phan Văn Đại nhớ lại.

bqbht_br_44.jpg
Gia đình ông Phan Văn Đại là một trong những hộ đầu tiên xây dựng vườn mẫu, góp phần đưa xã Trung Lộc (cũ) - Can Lộc về đích nông thôn mới.

Trong bối cảnh tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam Việt Nam, cuối năm 1972, thiếu úy Phan Văn Đại cùng đồng đội được lệnh rút quân trở về nước. Ông cùng đoàn hành quân đi bộ từ Lào về tỉnh KonTum (Việt Nam), nhập vào Trung đoàn 9 - Sư đoàn 320, tham gia chiến đấu tại chiến trường KonTum – Gia Lai từ cuối năm 1972 đến năm 1973.

Tại chiến trường này, thiếu úy Phan Văn Đại được giao nhiệm vụ trinh sát. Ngày 7/3/1973, thiếu úy Đại bị thương rất nặng trong một lần thực hiện nhiệm vụ khi bị vướng mìn của địch.

“Thực hiện nhiệm vụ trinh sát, hôm đó có tôi và một chiến sỹ quê ở tỉnh Hà Nam. Sau khi rơi vào trận địa của địch, đồng đội hy sinh, tôi bị thương rất nặng ở phần bụng và phần đầu. Vết thương ở phần bụng đã được mổ để cắt ruột, xử lý, còn viên đạn ở phần đầu thuộc vị trí hiểm (vùng chẫm, ảnh hưởng động kinh) nên không thể can thiệp. Cuối năm 1973, tôi được điều chuyển ra Bắc để điều trị hơn 1 năm trời. Mang thương tật 81%, không đủ điều kiện tiếp tục tham gia chiến đấu nên tôi được xuất ngũ, trở về địa phương. 52 năm qua, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại nhói lên đau đớn, song, bản thân vẫn luôn nỗ lực với tâm niệm "mình phải sống thay phần của những đồng đội đã ngã xuống", còn sức là còn phải cống hiến cho quê hương" – người cựu binh già tâm sự.

bqbht_br_56.jpg
bqbht_br_40.jpg
Người cựu binh tâm niệm xây dựng vườn mẫu chính là kiến tạo không gian để bản thân có thể thỏa sức đam mê chăm sóc cây cối, tạo môi trường để giáo dục con cháu về tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống.

Trở về địa phương, ông Phan Văn Đại có 15 năm công tác tại Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc với vai trò là cán bộ tôn giáo (từ năm 1974 – 1989). Với kinh nghiệm thực tiễn và năng lực của mình, ông đã cùng cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động nắm chắc tình hình, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động bà con giáo dân trên địa bàn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, “kính chúa yêu nước”, xây dựng quê hương.

Phát huy phẩm chất tốt đẹp của người lính Bộ đội Cụ Hồ, ông Phan Văn Đại luôn tiên phong trong công cuộc kiến thiết, xây dựng quê hương. “May mắn của tôi là kết hôn với người vợ "tâm đầu ý hợp", cũng từng là lính nên việc gì hễ có lợi cho quốc gia, dân tộc là chúng tôi không nề hà. Những năm 1990, thực hiện chủ trương xây dựng hệ thống kênh chính trạm bơm đập Đình, gia đình tôi đã tiên phong hiến khoảng 200 m² đất mặt đường Tỉnh lộ 548 cho Nhà nước. Tôi còn tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng hiến đất, góp phần xây dựng hạ tầng kênh mương hiện đại để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp Hà Tĩnh” – ông Đại nhớ lại.

bqbht_br_50.jpg
Vợ chồng ông Phan Văn Đại - những người lính năm xưa luôn tiên phong đóng góp xây dựng quê hương.

Vượt qua thời kỳ bao cấp với muôn vàn khó khăn, vất vả, vợ chồng ông Phan Văn Đại đã nỗ lực nuôi các con ăn học trưởng thành. Theo gương cha mẹ, 4 người con của ông bà đều đã trở thành những công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, có những đóng góp tích cực cho xã hội.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2018, gia đình ông Đại cũng là những hộ dân đầu tiên của xã Trung Lộc (cũ) tiên phong xây dựng vườn mẫu, góp phần hoàn thành tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Người cựu binh luôn tâm niệm, ngoài mục đích kinh tế thì việc xây dựng vườn mẫu chính là kiến tạo không gian để bản thân có thể thỏa sức đam mê chăm sóc cây cối; tạo môi trường để giáo dục con cháu về tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống, trao truyền những giá trị tinh thần tốt đẹp.

bqbht_br_60.jpg
Gia đình ông Phan Văn Đại đã hiến khoảng 200 m² đất mặt đường Tỉnh lộ 548 để xây dựng kênh chính trạm bơm Đập Đình.

Ông Hoàng Bá Hoan – Bí thư Chi bộ tổ dân phố Trung Đình, thị trấn Đồng Lộc chia sẻ: Đảng viên Phan Văn Đại đã vinh dự đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng: Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương kháng chiến hạng Hai. Là thương binh loại đặc biệt ¼, thương tật 81%, tuổi cao, sức khỏe yếu song đồng chí luôn tích cực tham gia “hiến kế” góp phần xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Phẩm chất tốt đẹp của người lính Bộ đội Cụ Hồ năm xưa đã thể hiện rõ nét qua từng hành động, việc làm của người cựu binh già trong công cuộc kiến thiết xây dựng phát triển quê hương.

Chủ đề 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đọc thêm

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đổ xô đi làm thủ tục đăng ký biến động đất đai tại các trung tâm hành chính công, dẫn tới tình trạng quá tải. Vậy đâu là nguyên nhân?
Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Tĩnh "nhẹ nhõm" hoàn thành bài thi môn Ngữ văn

Những nụ cười, ánh mắt rạng rỡ… tạo nên bức tranh tươi sáng sau môn thi đầu Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dù phía trước vẫn còn những thử thách nhưng niềm tin sau môn Ngữ văn sẽ là động lực để sĩ tử bước tiếp bằng tâm thế tích cực và quyết tâm.