6 thói quen nấu nướng gây hại

Nếu phạm phải các thói quen nấu nướng như kết hợp sai thực phẩm, dùng dầu cũ để chiên rán, đồ ăn bạn làm ra rất có hại cho sức khỏe.

Dưới đây là 5 thói quen nấu ăn sai lầm nhiều người hay mắc.

Kết hợp thực phẩm không hợp lý

Bạn thường có món gì trên bàn ăn? Bạn có biết có nhiều món kỵ nhau, việc kết hợp thực phẩm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ ung thư?

Ví dụ khoai tây, củ sen, khoai mỡ đều chứa một lượng lớn carbohydrate, nếu ăn chung với cơm sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Trong khi đó, béo phì có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của 13 loại ung thư.

6 thói quen nấu nướng gây hại

Kết hợp thực phẩm không hợp lý có thể khiến bạn gặp các nguy cơ sức khỏe. Ảnh: Buzzfeed

Hay cháo và dưa chua là món được nhiều người thích nhưng thường xuyên ăn dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng và “đói tiềm ẩn”. Khoảng 70% các bệnh mãn tính đều liên quan đến điều này. Hơn nữa, thực phẩm muối chua dễ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.

Sự kết hợp hợp lý giữa các thành phần trong quá trình nấu nướng là rất quan trọng. Bữa ăn cần đa dạng thực phẩm, tốt nhất cần hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại mỗi tuần.

Nồi cơm điện bị bong lớp chống dính

Lòng bên trong nồi cơm điện ở nhà về cơ bản có một lớp phủ teflon, dùng lâu có thể bị trầy xước hoặc bong tróc. Nếu vô tình nuốt phải thì nó cũng được đào thải ra khỏi cơ thể. Song đặc điểm của teflon là sẽ phân hủy ít một, vùng bị hư hỏng sẽ dần dần mở rộng, khiến ngày càng có nhiều mảnh vụn bám vào cơm. Hơn nữa, sau khi lớp tráng bên trong lòng nồi bong ra, tác dụng chống dính bị ảnh hưởng, dễ khiến cơm chín không đều, dính nồi, cháy xém. Cơm chưa chín có thể chứa chất gây ung thư như acrylamide.

Hãy bảo quản cẩn thận lòng nồi cơm điện , không dùng vật cứng làm trầy xước. Khi lớp chống dính bên trong đã bong ra, tốt nhất nên thay thế kịp thời.

Đun dầu quá nóng

Dầu thực vật chúng ta ăn hiện nay đều là dầu tinh luyện. Một khi bốc khói, nhiệt độ thường đã rất cao. Bỏ thức ăn vào thời điểm này không chỉ phá hủy các vitamin, protein và các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm, mà còn có thể sản sinh ra các chất gây ung thư như acrylamide, benzopyrene, làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.

Bạn chỉ nên để dầu nóng từ 50 đến 60 độ. Thử bằng đầu đũa thấy có bọt nhỏ là đã có thể cho thực phẩm vào nấu.

6 thói quen nấu nướng gây hại

Dùng lại dầu có khả năng tăng ung thư. Ảnh: Buzzfeed

Dùng một nồi chảo nấu nhiều món liên tiếp

Nhiều người lười, cứ sử dụng một chiếc chảo, hết rán đậu lại chuyển sang xào rau, xào thịt mà không rửa nồi. Những tưởng chiếc nồi vừa nấu còn sạch sẽ, thực chất chứa nhiều dầu mỡ và cặn thức ăn. Khi dầu đun tiếp ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất ung thư, cặn cháy cũng dễ tạo ra các chất gây hại cho cơ thể.

Dùng dầu cũ

Muốn món chiên rán ngon thường phải đổ nhiều dầu. Nhiều người tiếc nên tiếp tục dùng dầu đó để chiên các lần tiếp theo. Khi chiên thực phẩm, nhiệt độ dầu tương đối cao dễ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrene, acrylamide, amin dị vòng. Nếu sử dụng lại để nấu ăn, hàm lượng chất gây ung thư có thể tăng cao trong quá trình này.

Tốt nhất nên nấu ít đồ chiên rán, nếu thực sự muốn ăn có thể dùng nồi chiên không dầu. Còn nếu không muốn vứt dầu đi thì có thể dùng để trộn nguội các món ăn.

Thớt, đũa bị mốc không được thay thế kịp thời

Chúng ta đều biết không nên ăn thực phẩm bị mốc vì aflatoxin độc hại gấp 68 lần asen và có thể gây ung thư gan. Nhưng bạn đã bao giờ để ý đến thớt và đũa của mình chưa?

Thớt gỗ, đũa gỗ sử dụng lâu ngày thường có một số vết xước nhỏ, thường xuyên tiếp xúc với nước, thức ăn nên dễ trở thành nơi tích tụ của vi trùng. Nếu có một số đốm đen trên thớt và đũa, đồng nghĩa nấm mốc đang phát triển. Lúc này một số người đun sôi hoặc phơi nắng đũa, thớt, nhưng aflatoxin chỉ phân hủy ở nhiệt độ 280°C nên hai phương pháp này khó loại bỏ.

Vì thế nên làm sạch thớt, đũa ngay sau khi sử dụng, đặt nơi thoáng gió cho khô và thay thế kịp thời khi có nhiều vết xước rõ ràng và mốc.

Theo Aboluowang/VNE

Đọc thêm

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Ăn táo rất tốt nhưng lưu ý 7 tác dụng phụ

Táo chứa nhiều dinh dưỡng thậm chí ăn táo mỗi ngày còn được coi là 'không cần gặp bác sĩ'. Tuy nhiên, hãy chú ý đến nhược điểm của quả táo để biết nên ăn táo thế nào tốt cho sức khỏe.
Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Đâu là độ tuổi phù hợp để con bạn dùng smartphone?

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đề xuất cha mẹ nên trì hoãn việc cho trẻ sử dụng smartphone cho đến khi trẻ 14 tuổi. Với mạng xã hội, cột mốc này là 16 tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ tránh xa điện thoại?
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.
Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Tăng chiều cao tối ưu cho trẻ bằng cách tập thể dục

Nhiều người cho rằng gen di truyền sẽ quyết định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó phải kể đến dinh dưỡng, thói quen và tập luyện thể dục.
Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Dấu hiệu nhiễm giun khi nuôi chó mèo

Gia đình tôi nuôi nhiều chó, mèo. Tôi được biết những động vật này dễ gây nhiễm giun đũa. Xin hỏi dấu hiệu nhiễm giun đũa và cần làm gì để đề phòng?
Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?