AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

(Baohatinh.vn) - Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) và chủ đầu tư các tiểu dự án thuộc dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) 4 tỉnh Bắc Trung Bộ mong muốn AFD tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn quy trình thủ tục để khởi công các gói thầu đảm bảo tiến độ.

Chiều 29/3, tại Thạch Hà, đoàn công tác của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã có buổi làm việc với 4 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về tình hình thực hiện Dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cho 4 tỉnh Bắc Trung Bộ”.

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Toàn cảnh buổi làm việc.

Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ gồm 5 tiểu dự án tại 5 địa phương gồm: Thạch Hà, Hương Khê (Hà Tĩnh); thị xã Hoàng Mai (Nghệ An); Ngọc Lặc (Thanh Hóa); thị trấn Phát Diệm (Ninh Bình). Dự án sử dụng vốn vay của AFD, thời gian thực hiện từ năm 2020-2024.

Theo đó, tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc có tổng mức đầu tư 668 tỷ đồng; tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm có tổng mức đầu tư 758 tỷ đồng; tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hoàng Mai có tổng mức đầu tư hơn 827 tỷ đồng (vốn vay AFD hơn 633 tỷ đồng).

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Khoa khẳng định: Cả hệ thống chính trị huyện luôn quan tâm, vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để triển khai dự án đúng tiến độ.

Tại Hà Tĩnh, dự án được triển khai trên địa bàn 2 huyện Thạch Hà và Hương Khê. Trong đó, tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Hương Khê có tổng mức đầu tư 709 tỷ đồng (vốn vay AFD: 554 tỷ đồng, vốn viện trợ không hoàn lại của Liên minh châu Âu: 25,2 tỷ đồng, vốn đối ứng: 129 tỷ đồng).

Tiểu dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Thạch Hà" được UBND tỉnh phê duyệt ngày 3/8/2020, do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 851 tỷ đồng (trong đó, vốn vay AFD hơn 648 tỷ đồng, vốn viện trợ không hoàn lại là 25,2 tỷ đồng và vốn đối ứng hơn 178 tỷ đồng); thời gian thực hiện từ 2020-2024.

Hiện nay, huyện Thạch Hà đã ký kết hợp đồng tư vấn hỗ trợ kỹ thuật vào ngày 25/4/2022 và thực hiện tạm ứng vốn thực hiện gói thầu. UBND huyện Thạch Hà cũng đã trình các sở chuyên ngành thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình thuộc tiểu dự án vào ngày 12/12/2022. Theo đó, tiểu dự án gồm các hạng mục: mạng lưới thu gom xử lý nước thải; hồ điều hòa và các tuyến kênh; đường Sông Cày; đường phân lũ phía Tây và chỉnh trang các tuyến đường hiện trạng.

Chủ đầu tư đã hoàn thành 70% công tác GPMB hạng mục công trình gồm các hạng mục: hồ điều hòa, đường phân lũ, kè Sông Cày, nhà máy nước thải. Đồng thời, khởi công xây dựng hạ tầng khu tái định cư hoàn thành 80% khối lượng.

Đến nay, tiểu dự án tại Thạch Hà đã được bố trí tổng số vốn hơn 310 tỷ đồng (vốn ODA: 255 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách tỉnh: 36 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách huyện: hơn 19 tỷ đồng). Trong đó, đã giải ngân: 4,8 tỷ đồng nguồn vốn ODA; 44,3 tỷ đồng nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh, ngân sách huyện.

Thời gian tới, UBND huyện Thạch Hà tiếp tục hoàn thành phê duyệt thiết kế thiết kế bản vẽ thi công, dự toán các hạng mục công trình thuộc tiểu dự án trước ngày 10/4/2023; hoàn thành thi công xây dựng hạ tầng khu tái định cư trước 30/4/2023; phối hợp hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư hoàn thành GPMB toàn bộ các hạng mục công trình trong quý II/2023; lựa chọn nhà thầu xây dựng và khởi công các gói thầu trong tháng 5/2023.

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Đại diện tỉnh Ninh Bình nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các tiểu dự án; đồng thời kiến nghị, đề xuất AFD tiếp tục hỗ trợ về dự thảo hợp đồng các gói thầu; hướng dẫn quy trình thủ tục để khởi công các gói thầu đảm bảo tiến độ.

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Ông Olivier Gilard - Trưởng dự án (Cơ quan phát triển Pháp) làm rõ thêm các vấn đề về quy trình, thủ tục.

Tiểu dự án tại Thạch Hà dự kiến sẽ khởi công trong quý II/2023, do đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần bổ sung kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo chi trả kinh phí GPMB và đối ứng các gói thầu xây lắp. Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung công việc...

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Giám đốc cơ quan phát triển Pháp AFD Herve Conan phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Giám đốc cơ quan phát triển Pháp AFD Herve Conan đánh giá cao sự nỗ lực của các chủ đầu tư trong quá trình thực hiện để triển khai tiểu dự án đảm bảo tiến độ đề ra. Giám đốc cơ quan phát triển Pháp cũng đã làm rõ thêm các nội dung hỗ trợ về dự thảo hợp đồng các gói thầu; hướng dẫn quy trình thủ tục để khởi công đảm bảo tiến độ.

AFD cũng cam kết sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư sớm tiến hành thi công các công trình sau khi hoàn tất công tác GPMB nhằm đẩy nhanh tiến độ; đồng thời có các chương trình hỗ trợ khác liên quan đến chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

AFD cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh và các địa phương cải thiện hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu

Trong sáng nay, đoàn cũng đã tiến hành kiểm tra thực địa tình hình thực hiện tiểu dự án tại khu vực hồ điều hoà; khu tái định cư; khu xử lý nước thải; đường phân lũ; Cầu Sú; đường Sông Cày (Trong ảnh: Đoàn khảo sát tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Thạch Hà)

Chủ đề Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 2): Khơi thông các dòng vốn, giải phóng nguồn lực

Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, kích hoạt các dòng vốn chảy vào nền kinh tế, thu hút dự án đầu tư mới… là những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục được Hà Tĩnh tập trung triển khai. Đây được xem là những bước đi quan trọng nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy các động lực nội tại để về đích mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trong năm 2025.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Lực đẩy nào cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo. Dù vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều khó khăn, chưa có những lực đẩy đủ lớn để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài 1): Kỳ vọng sức bật ở các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

Bài toán để các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, tM-DV và nông nghiệp tăng thêm điểm phần trăm về tăng trưởng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung cả năm từ 8% được các cấp, ngành tập trung tìm lời giải với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Nhan nhản mỹ phẩm ngoại không có nhãn phụ tiếng Việt

Không ít cơ sở kinh doanh mỹ phẩm ở TP Hà Tĩnh bày bán sản phẩm mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, khiến người tiêu dùng gặp khó trong xác định thông tin về thành phần, công dụng và hạn sử dụng.