Ăn tết xưa - chơi tết nay

(Baohatinh.vn) - Như lẽ tự nhiên của phát triển, tết đã không còn rưng rức nhớ mong như trước đây. Người ta đã nghĩ nhiều đến “chơi tết” hơn là “ăn tết”. Cuộc sống, bởi vậy, thật là vui! Nhưng, niềm vui ấy cũng chưa thật trọn vẹn khi đã đem về trong mỗi người một ít nỗi buồn hoài niệm.

an tet xua choi tet nay

Ngày nay, mỗi cành đào mang sắc xuân không còn là thứ xa xỉ với hầu hết gia đình.

Có lẽ xuất phát từ sự thúc bách về cái ăn nên người Việt đã có cách gọi về “ăn” thật thú vị. Nào là ăn tết, ăn rằm, rồi ăn cưới, ăn hỏi, ăn giỗ… Tất cả đều chỉ đến việc “ăn” - ăn một bữa thật thịnh soạn, “xôm” hơn thường ngày. Cũng phải thôi, ngày trước, cơm chưa đủ no, thậm chí khoai sắn mà còn đứt bữa, thì một bữa ăn cỗ quả là không gì bằng. Thế mới có câu: “Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông”.

Ăn tết trở thành cách gọi và quan niệm của bao thế hệ người Việt. Cái tết, bởi vậy, là dịp có những bữa ăn thật tuyệt vời. Các hương vị như: Thịt mỡ, dưa hành, nem, cua, chả… trở thành những món không thể thiếu trong những ngày thịnh soạn. Thầy giáo dạy tôi thời đại học kể câu chuyện thời còn nhỏ, như là câu chuyện một thế hệ thèm một bữa ăn ngon. Lúc đó, thầy 5 tuổi, hỏi anh trai thầy 7 tuổi, sau này là bộ đội và hy sinh ở chiến trường Tây Nguyên: “Anh ơi! Tết khác rằm thế nào?”. Anh trai thầy bối rối, rồi trả lời: “Tết thì được ăn 3 miếng thịt, còn rằm thì chỉ được 1 miếng”.

Ngày trước là vậy, ngày nay, mỗi bữa ăn đã có nhiều thức dọn, thậm chí thịt cá nhiều nhà cũng… đành lòng ăn. Vậy nên, tết đã không còn háo hức như trước. Ngày tết, người ta mong được thưởng thức những hương vị lạ hoặc những thứ quá đỗi quen thuộc với cha ông như côộc chuối, dưa cải, củ kiệu muối, cà muối ăn với canh rau khoai…

Cũng trong ngày tết, đời sống đã nâng lên thật nhiều, người ta chú ý hơn đến muôn kiểu “chơi” trong tiết trời đẹp. Chơi hoa tết trở thành phổ biến toàn dân. Hoa đào, cúc, mai, thậm chí, hoa nhập ngoại từ Canada, Mỹ, Hà Lan… đã vô số người lựa chọn. Dẫu “Chơi hoa dễ đã mấy người biết hoa”, nhưng ngay cả những gia đình nông thôn, đào hoặc mai hay ly, quất, hầu như gia đình nào cũng chọn để trang hoàng căn nhà dịp tết. Bên cạnh chơi hoa, nhiều người còn chơi tranh tết, mà thịnh hành nhất là các bức tranh vẽ trực tiếp lên tường, tranh thêu.

an tet xua choi tet nay

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn) là một trong những điểm đến đầu xuân của nhiều người.

Một kiểu chơi khác ngày tết mà người dân thị thành hướng đến ấy là du lịch. Tết là dịp nghỉ ngơi, là cơ hội để nhiều người thả mình với những chuyến du lịch sau những tháng ngày dài căng thẳng vì công việc. Nhiều người, nhất là những gia đình trẻ đã sắp xếp chuyện về quê trước tết, để ngày tết có thể đi du lịch. Không có được những chuyến đi dài ngày, nhiều người đã chọn cách vui chơi theo thời gian ngắn. Ấy là chơi - du xuân đến những điểm du lịch mà cự ly di chuyển không xa. Các điểm rực rỡ hoa, những hồ nước đẹp, những ngọn núi xanh, thậm chí những ngôi chùa cổ… trở thành nơi người người tìm đến để thả lòng, quên đi bao âu lo thường nhật.

Đành rằng, tết này “không thèm kẹo mứt” nữa, nhưng nhiều nỗi hoài niệm vẫn cứ giăng mắc đâu đây. Một thời thiếu phương tiện nghe nhìn, mọi sự vui chơi đều thể hiện bằng sum vầy, quấn quýt. Vậy nên, ngày xuân xem chọi gà, đấu cờ tướng, xem bóng chuyền, đánh đu… trở thành ngày hội. Già trẻ, gái trai đều chờ đến ngày để được thỏa thích. Ngày nay, những hội làng như thế đã ít dần. Người ta đã có đủ nhiều thứ để tìm đến niềm vui, mà chủ yếu nhất là vui qua màn ảnh: Màn ảnh ti vi với nhiều sự kiện, màn ảnh điện thoại với hằng hà sa số trò vui...

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.