(Baohatinh.vn) - Đêm nhạc “Quê mẹ ân tình” ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã mang đến cho khán giả "bữa tiệc" âm nhạc đầy cảm xúc.
Tối 28/8, xã Cương Gián (Nghi Xuân) tổ chức chương trình nghệ thuật “Quê mẹ ân tình” và trao tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải cùng lãnh đạo huyện Nghi Xuân tham dự.
Tiết mục mở màn là bài hát “Câu hát quê hương" do ca sỹ Minh Huệ biểu diễn.
Chương trình “Quê mẹ ân tình” là món quà yêu thương của Nghệ sỹ Bùi Lê Mận - người con của mảnh đất Nghi Xuân cùng những người bạn, người đồng nghiệp là các nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng được quý khán giả trên cả nước yêu mến.
Ca sĩ Bùi Lê Mận biểu diễn ca khúc “Người ơi hãy về”
Chương trình với sự góp mặt của các nghệ sỹ, ca sỹ tên tuổi như: Bùi Lê Mận, Anh Thơ, Tố Nga, Đăng Thuật, NSUT Bích Ngọc, Minh Hiếu… với mong muốn mang những lời ca, tiếng hát để tỏ lòng biết ơn, tri ân mảnh đất Nghi Xuân đầy nghĩa tình.
Ca sỹ Đăng Thuật cùng vũ đoàn thể hiện ca khúc sôi động “ Việt Nam quê hương tôi”
Ca khúc “Hà Tĩnh mình thương” do ca sĩ Tố Nga thể hiện mượt mà, sâu lắng.
Tiết mục song ca Thanh Phong – Hà Quỳnh Như gửi đến khán giả ca khúc “Em có bằng lòng về quê mẹ cùng anh”.
Ca khúc “Chào em cô gái Lam Hồng" do tốp ca nam: Xuân Thạch, Minh Hiếu, Đăng Thuật, Thanh Phong biểu diễn.
Bằng lời ca tiếng hát, đêm nhạc “Quê mẹ ân tình” của các nghệ sĩ, ca sĩ đã để lại nhiều cung bậc cảm xúc, sâu lắng, ấn tượng trong lòng khán giả và Nhân dân xã Cương Gián nói riêng, huyện Nghi Xuân nói chung.
Dòng nhạc Acoustic (chủ yếu sử dụng nhạc cụ cổ điển) với những âm điệu du dương, trầm bổng và sâu lắng đang làm “xiêu lòng” không ít người hâm mộ âm nhạc ở Hà Tĩnh.
Dành hơn 20 năm để nghiên cứu về lịch sử làng quê ở Hà Tĩnh theo những tư liệu cũ bằng chữ Hán và chữ Nôm, ông Nguyễn Thế Phiệt (xã Mai Hoa, Hà Tĩnh) mong muốn khôi phục lại văn hóa, tín ngưỡng xa xưa của người Việt.
Hình thành chưa đầy 1 năm, song vườn chim tại khu vực sông Đông (phường Thành Sen, Hà Tĩnh) đã trở thành nơi trú ngụ cho những đàn chim trời, mở ra kỳ vọng về quần thể sinh thái sống động trong thời gian tới.
Khi bình minh ló rạng, những con thuyền trở về đầy ắp tôm cá sau một chuyến ra khơi, niềm hân hoan hòa cùng tiếng sóng reo vui, dậy cả khu chợ cá Cồn Gò, xã Thiên Cầm (Hà Tĩnh).
Về thôn Phú Quý, xã Đông Kinh, tỉnh Hà Tĩnh. Dạo bước trên những tuyến đường bê tông nhựa rộng rãi, không chỉ cảm nhận được sự bình yên, trù phú mà còn thấy rõ sức sống mới của miền quê trù phú, xanh tươi
Sáng sớm, khi sương mờ còn phủ nhẹ, đồi chè ở xã Sơn Kim 2 và Sơn Tây (Hà Tĩnh) hiện lên bình yên trong vẻ đẹp huyền ảo, tinh khôi, say đắm lòng người...
Chỉ mới 10 tuổi, Đặng Minh Thư (lớp 4H, Trường Tiểu học Hưng Trí, Hà Tĩnh) đã khiến cộng đồng không khỏi kinh ngạc khi được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập là học sinh nhỏ tuổi có khả năng nhớ và đọc chính xác 3.150 chữ số thập phân sau số Pi.
Dù đã nghỉ hưu nhưng bà Trần Thị Kim Soa (xã Sơn Giang, Hà Tĩnh) vẫn tận tâm với công việc thiện nguyện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp sức xây dựng quê hương.
Mỗi tên đất, tên làng trên dải đất Việt Nam không chỉ là một danh từ định vị trên bản đồ, mà là một thực thể sống, mang trong mình trầm tích của thời gian, ký ức của bao thế hệ và hồn cốt của cả một vùng văn hóa. Với Hà Tĩnh, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, một thời là phên dậu của đất nước, câu chuyện về địa danh hành chính lại càng trở nên đặc biệt, bởi nó song hành cùng lịch sử đầy biến động.
Mỗi độ tháng 7 về, hàng vạn du khách lại tìm về với Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) để dâng nén tâm hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Thương cha mẹ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nuôi mình và 4 chị em ăn học, Bùi Khắc Vũ (phường Nam Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn quyết tâm học tập tốt để đáp đền công ơn các bậc sinh thành và cống hiến cho xã hội.
Biển Xuân Thành, thuộc xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) không chỉ cuốn hút bởi vẻ nguyên sơ của sóng xanh, cát trắng, mà còn đang “thay da đổi thịt” từng ngày với diện mạo mới đầy sức sống.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.