Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo với bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá

(Baohatinh.vn) - Theo thống kê, 80% bệnh nhân điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có liên quan đến thuốc lá. Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo đối với nhóm bệnh nhân này nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh.

COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Bệnh đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn; tiến triển kéo dài nhiều năm, dẫn đến tâm phế mạn và có thể gây tử vong.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo với bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá

Phòng khám Nội - Tổng hợp đang lập hồ sơ theo dõi hàng trăm bệnh nhân COPD điều trị ngoại trú.

Tại Khoa Nội - Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, trung bình mỗi tháng có khoảng 40 lượt bệnh nhân COPD đến điều trị, trong đó, 80% bệnh nhân có tiền sử liên quan đến thuốc lá.

Hút thuốc lá 40 năm nay, những năm gần đây, ông P.H.B (xã Hương Bình - Hương Khê) bị mắc COPD. Mỗi lúc thời tiết chuyển mùa, ông B. lại phải nhập viện điều trị các đợt cấp. “Trước đây, mỗi ngày, tôi hút 2 gói thuốc, sau giảm dần còn 1 gói. Tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút, các cơn ho kéo dài, tức ngực, khó thở. Mỗi lần vào viện được các y, bác sỹ điều trị từ một tuần đến 10 ngày nhưng bệnh mãn tính nên không khỏi hẳn được”, ông B. chia sẻ.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo với bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá

Bác sỹ Hoàng Văn Thành điều trị cho bệnh nhân COPD có tiền sử nghiện thuốc lá hàng chục năm.

Bác sỹ CKI Hoàng Văn Thành - Phó trưởng Khoa Nội - Tổng hợp cho biết: “Đa số bệnh nhân nhập viện điều trị COPD trong tình trạng bệnh đã nặng, hầu hết có tiền sử nghiện thuốc lá. Ngay cả khi phát bệnh, nhiều người vẫn không thể bỏ hẳn được thuốc lá nên bệnh càng trầm trọng hơn”.

Hiện nay, ngoài số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Khoa Nội - Tổng hợp, mỗi ngày, Phòng khám Nội - Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cũng đón khoảng 20 lượt bệnh nhân COPD đến thăm khám, theo dõi.

Đến nay, đơn vị đã lập hồ sơ quản lý, điều trị ngoại trú cho hàng trăm bệnh nhân COPD. Hằng tháng, bệnh nhân đến khám bệnh, kiểm tra định kỳ được các y, bác sỹ hướng dẫn cách dùng thuốc và các dụng cụ hỗ trợ hô hấp. Qua thăm khám, theo dõi, bệnh nhân nặng sẽ được bác sỹ chỉ định nhập viện điều trị, đến khi ổn định thì chuyển điều trị ngoại trú.

Để hạn chế, kiểm soát các đợt cấp đối với bệnh nhân COPD nói chung, bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá nói riêng, bác sỹ Hoàng Văn Thành khuyến cáo: “Việc đầu tiên người bệnh cần làm là bỏ thuốc lá, bỏ càng sớm thì chức năng hô hấp của phổi càng được cải thiện. Hút thuốc lá thụ động cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh nên người nhà phải hạn chế, tạo môi trường sống trong lành cho bệnh nhân”.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo với bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá

Hút thuốc lá có nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn. Ảnh tư liệu của Phúc Quang

Bên cạnh đó, bệnh nhân phải tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ về cách dùng các loại thuốc xịt, thuốc hít, khí dung... Chế độ dinh dưỡng phải được đảm bảo đủ các nhóm chất, tăng cường thực phẩm chống viêm, chống oxy hóa, nhiều chất xơ; chế độ luyện tập, vận động vừa phải, phù hợp tình trạng sức khỏe của người bệnh...

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh nhân COPD càng cao. Bệnh nhân COPD vốn chức năng phổi đã kém, khả năng đề kháng rất hạn chế, nguy cơ tử vong cao nếu bị vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo với bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc lá

Bảng hướng dẫn cách dử dụng thuốc dành cho bệnh nhân COPD.

"Hơn ai hết, bệnh nhân mắc COPD càng phải thực hiện chiến lược “5K + vắc-xin” một cách nghiêm túc nhất. Vắc- xin sẽ là “lá chắn” bảo vệ cho người bệnh, tuy nhiên, tiêm vắc-xin cho bệnh nhân COPD cũng cần phải lưu ý đến các vấn đề như: bệnh nhân phải ở giai đoạn ổn định (không trong đợt cấp); kiểm soát tốt các chỉ số nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ... Sau tiêm, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sỹ để kịp thời xử lý” - bác sỹ Thành lưu ý.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.