Du lịch hồ Kẻ Gỗ: Vừa mừng, vừa lo!

(Baohatinh.vn) - Kỳ nghỉ lễ năm nay, nhiều người dân chọn hồ Kẻ Gỗ là điểm dừng chân tham quan, dã ngoại. Tuy nhiên, hình thức du lịch tự phát này cũng cảnh báo nhiều nguy cơ mà du khách cần biết để bảo vệ bản thân....

Nghỉ lễ dài ngày, Linh (quê ở TP.Hà Tĩnh) và nhóm bạn ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân tìm đến hồ Kẻ Gỗ để tham quan, dã ngoại. Linh chia sẻ: “Nhóm bạn em có người ở Hà Tĩnh thì đã biết đến hồ Kẻ Gỗ nhưng có nhiều bạn ở tỉnh khác thì chưa từng đến đây. Em muốn dẫn các bạn đến đây chơi để vừa giới thiệu với các bạn về công trình đại thủy nông lớn nhất của tỉnh, vừa cùng các bạn thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây”.

du lich ho ke go vua mung vua lo

Nhiều bạn trẻ hào hứng chụp ảnh "tự sướng" bên hồ

Cùng với nhóm bạn của Linh, nhiều nhóm du khách tìm đến hồ Kẻ Gỗ dịp lễ 30/4 – 1/5 để du lịch dã ngoại. Theo ghi nhận, chỉ trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ, hồ Kẻ Gỗ đã đón hàng trăm lượt du khách tham quan.

Bác Nguyễn Ngọc Tăng ở Hà Nội chia sẻ: “Trong chuyến du lịch về các địa danh nổi tiếng của Hà Tĩnh, đoàn chúng tôi chọn tham quan du lịch hồ Kẻ Gỗ. Ở đây chưa phát triển nhiều dịch vụ du lịch nên vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Ngắm nhìn hồ len lỏi giữa các triền núi, soi bóng lên lòng hồ, cảm giác thư giãn vô cùng”.

Không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp rừng núi hoang sơ, đến với hồ Kẻ Gỗ, du khách còn được đi thuyền trên hồ để vào rừng dã ngoại, câu cá, săn bắt. Một số đoàn khách tự chuẩn bị lương thực và vào đây chế biến. Riêng các bạn trẻ khi đến hồ Kẻ Gỗ thì được thỏa sức chụp hình đẹp bên khu bảo tồn thiên nhiên kỳ vỹ. Đặc biệt, vào rừng, du khách được tham quan di tích văn hóa cấp tỉnh Miếu thờ liệt sỹ sân bay giã chiến “Rào Li bi” vùng rừng hồ Kẻ Gỗ.

du lich ho ke go vua mung vua lo
du lich ho ke go vua mung vua lo

Du lịch hồ Kẻ Gỗ cùng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

Ông Lê Quang Nghĩa - Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Mỹ cho biết: Nhận thấy tiềm năng du lịch của hồ, một số đơn vị ở đây đã chỉnh trang thuyền để chở khách du lịch và một số hộ dân tự đứng ra kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hiện trên hồ Kẻ Gỗ có 3 quán ăn kinh doanh cố định, gần chục thuyền phục vụ chuyên chở du khách tham quan. Ngoài ra, dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, nhận thấy lượng khách đến tham quan nhiều, người dân địa phương tự mở các cửa hàng kinh doanh nước uống.

Theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Hà Tĩnh đã và đang xúc tiến lập các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống các dịch vụ để xây dựng nơi đây thành một khu du lịch sinh thái tổng hợp với nhiều loại hình giải trí như: đua thuyền, lướt ván, leo núi, câu cá, cùng các khu thể thao tennis, cầu lông, bóng chuyền, xây dựng vườn thú, vườn chim, vườn cây cảnh.

Quy hoạch là vậy nhưng hiện tại, du lịch hồ Kẻ Gỗ vẫn đang phát triển theo hình thức tự phát. Việc đảm bảo an toàn cho du khách khi đến tham quan tại đây là cần thiết bởi đã từng có hiện tượng du khách đến tham quan tự ý tắm hồ rồi chết đuối; hay như du khách vào rừng tham quan rồi đốt lửa đun nấu, ra về để lại những đống lửa âm ỉ cháy dẫn đến nguy cơ cháy rừng; hoặc hành vi vứt rác bừa bãi khắp bờ hồ cũng gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước...

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ có tên trong sách đỏ Việt Nam như lim xanh, sến mật, gụ, lau, vàng tâm, trầm hương, song mật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung Bộ, bời lời vàng… Đây là khu hệ thực vật phong phú đặc trưng cho nhiều luồng thực vật của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, luồng thực vật Indonesia, Malaysia và luồng thực vật Hymalaya.

Đến nay, tại khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, gà lôi lam đuôi trắng - một trong ba loài gà lôi đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng và nhiều loại quý hiếm khác. Trong 47 loài thú ở đây có 18 loài (chiếm 21%) được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Rừng Kẻ Gỗ cũng là xứ sở của các loại mộc lan, phong lan đẹp và quý như quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn, nghinh xuân, phượng vĩ…

 

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast