Dâng sao, đốt vàng mã... có giải được hạn?

(Baohatinh.vn) - Đầu năm mới là dịp diễn ra các lễ hội, nhiều người dân đến đền, chùa viếng cảnh, cầu an. Đây cũng là thời điểm các hoạt động mê tín dị đoan nở rộ và khó kiểm soát.

Dâng sao, đốt vàng mã... có giải được hạn?

Dù đã tuyên truyền dưới nhiều hình thức nhưng hằng năm, người dân tứ xứ đến đi lễ đền, chùa... vẫn mang theo rất nhiều hàng mã để đốt. Ảnh Lê Khánh Thành.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là việc đốt vàng mã tràn lan tại các đền, chùa, khu di tích... Việc đốt vàng mã không chỉ đơn thuần là những bộ quần áo, giày dép, mũ nón mà còn có ti vi, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi... Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đốt nhiều vàng mã thì tránh được tai ương, công việc làm ăn của gia đình mới phát đạt và yên ổn. Do đó, việc đốt vàng mã đã bị biến tướng thành hành vi “hối lộ” cõi “âm” - tạo cơ hội cho mê tín dị đoan phát triển.

Một biểu hiện khác của mê tín dị đoan trong dịp này đó là việc cúng dâng sao giải hạn. Sau tết, người dân tìm đến các chùa, đền để cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ các sao xấu trong năm, tránh tai ương, vạ vương, thất thoát tiền của...

Thế rồi, xuất phát từ sự mê tín của “tín chủ”, nhiều nơi đã thương mại hóa vấn đề này; thậm chí ở một số nơi, gia chủ chỉ việc nộp tiền để được “bao” trọn gói (viết sớ, mua sắm đồ lễ, tế lễ giải trừ tai ách). Ở những cơ sở thờ tự được đồn là “thiêng” thì người đến càng đông, bởi tâm lý muốn được che chở, tìm kiếm sự bình an. Vì vậy, hoạt động dâng sao giải hạn trở thành mê tín dị đoan chi phối, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần người dân.

Để mê tín dị đoan đừng “đến hẹn lại lên”, cơ quan chức năng, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ, không đốt vàng mã một cách vô tội vạ. Nâng cao ý thức cho mọi người thấy được rằng: khi tham gia hành lễ với mong muốn cầu sự bình an, phải thực sự xuất phát từ tâm của mỗi người, muốn giải trừ được những điều bất an thì phải bỏ điều ác, làm điều thiện, tích phúc tu thân, chứ không phải bỏ tiền đốt thật nhiều vàng mã, dâng sao giải hạn là xong!

Dâng sao, đốt vàng mã... có giải được hạn?

Đầu năm, rất nhiều người dân đến các chùa, đền để dâng sao giải hạn. Ảnh: Internet.

Ngày 30/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024. Trong đó, yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội phải đúng quy định của pháp luật, không tổ chức tràn lan gây tốn kém, lãng phí thời gian, tiền bạc của Nhân dân, xã hội và Nhà nước.

Tiếp đó, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT&DL ban hành Công văn số 95/VHCS - NSVH về bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội xuân 2024. Cục đề nghị sở VH-TT&DL các tỉnh thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động Nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan, gây tốn kém, lãng phí, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc.

Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã có sẵn, các cơ quan chức năng, địa phương vào cuộc rốt ráo, nghiêm túc thì chắc chắn tệ nạn mê tín dị đoan dịp đầu xuân sẽ được đẩy lùi.

Chủ đề Cháy nổ - PCCC

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.