Báo động gia tăng trẻ tự kỷ!

(Baohatinh.vn) - Một đứa trẻ khỏe mạnh không chỉ cần tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng mà còn phải có một trí tuệ phát triển tương ứng với lứa tuổi. Khi trẻ có thái độ hoặc hành vi không bình thường, không phù hợp với cách ứng xử như những trẻ khác cùng lứa tuổi, hạn chế về giác quan, vận động, ngôn ngữ... phụ huynh cần tinh tế nhận ra.

7 tuổi, đáng lẽ P.P. Uyên sẽ học lớp 2 như chúng bạn, thế nhưng, Uyên vẫn đang bi bô tập nói cùng các cô giáo tại phòng dành cho trẻ tự kỷ, Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh. Bố mẹ du học từ lúc Uyên mới 1 tuổi, từ đó, em sống với ông bà ngoại ở phường Văn Yên (TP Hà Tĩnh). Lên 2 tuổi, Uyên không chịu giao tiếp với mọi người xung quanh. Những năm sau đó, em còn nhanh thay đổi tâm lý, khóc cười vô cớ và la hét khó kiểm soát, khiến ông bà lo lắng. Đưa Uyên đi khám, cả gia đình bị sốc khi các bác sỹ kết luận Uyên bị mắc chứng tự kỷ thể tăng động (quậy phá không kiểm soát).

Báo động gia tăng trẻ tự kỷ! ảnh 1

Tùy mức độ nặng nhẹ, các cô giáo sẽ có phương pháp và lộ trình điều trị thích hợp cho từng cháu, với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết màu sắc, chơi đồ vật phối hợp nói, dạy chào - hỏi...

Còn bé N.T. Hòa (5 tuổi, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) mặc dù đã đi học mẫu giáo nhưng lại chậm nói so với các bạn cùng lứa. Hòa ít chơi với các bạn, đôi khi tỏ ra cáu bẳn, khó chịu vô cớ với mọi người. Một thời gian dài, chị V.T.H. (mẹ bé Hòa) mới đưa con đến bệnh viện khám và tá hỏa khi biết con bị chứng tự kỷ dạng nhẹ.

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời, được thể hiện trong 3 năm đầu đời. Nguyên nhân là do rối loạn hệ thần kinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Trẻ em mắc bệnh tự kỷ có thể vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng luôn có những hành vi bất thường. Nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến những thay đổi khác thường ở con trẻ hoặc cho đó là điều bình thường, nên khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Nếu gia đình ít cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, bệnh tự kỷ sẽ nặng hơn.

Tự kỷ có rất nhiều biểu hiện như: chậm nói, không giao tiếp với mọi người, chỉ tập trung ở điều mà bé thích, nếu ta vô tình thay đổi, lập tức trẻ phản ứng mạnh (cào cấu, la khóc, gào thét…), nói, cười không nhìn mặt người đối diện… Chứng tự kỷ làm cho trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho trẻ vì các hành động tự gây hại và quậy phá. Tuy nhiên, không phải cứ phát hiện ra bệnh là có thể chữa trị thông qua việc điều chỉnh hành vi, biểu hiện.

Theo bác sỹ Lê Công Thành – Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện PHCN Hà Tĩnh, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh, số lượng trẻ tự kỷ được phát hiện ngày một tăng. Trước thực tế đó, tháng 4/2014, Bệnh viện PHCN tỉnh đã thành lập 2 phòng điều trị cho trẻ tự kỷ miễn phí thuộc Khoa Vật lý trị liệu. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, phòng đã tiếp nhận hơn 50 cháu. Tại đây, mỗi cháu được điều trị tối đa 3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút. Tùy mức độ nặng nhẹ, các cô giáo sẽ có phương pháp và lộ trình điều trị thích hợp cho từng cháu, với các bài tập từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết màu sắc, chơi đồ vật phối hợp nói, dạy chào - hỏi…

Do nhu cầu chữa trị tăng cao, tháng 5/2014, khoa đã bổ sung 1 phòng điều trị. Cô Phan Thị Thủy (giáo viên tại phòng điều trị trẻ tự kỷ - Khoa Vật lý trị liệu) chia sẻ: “Việc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường đã khó, với trẻ khuyết tật trí tuệ còn khó gấp nhiều lần do các bé không hiểu những điều người khác nói. Vì vậy, bên cạnh phương pháp khoa học, chúng tôi tâm niệm “cần có nhiều hơn một tấm lòng với trẻ”. Dùng tình thương để cảm hóa, kiên nhẫn, tôn trọng các bé”.

Thống kê sơ bộ tại Khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện PHCN tỉnh cho thấy, trong số 20 cháu chữa trị tại bệnh viện thì chỉ có 2 cháu đến từ vùng nông thôn, còn lại là ở thành phố. Hơn nữa, mỗi trẻ đều có một hoàn cảnh khá đặc biệt. Điều đó cũng phần nào lý giải nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ. Một trong số đó là do bố mẹ đi làm ăn xa, thiếu quan tâm con cái hoặc gia đình thiếu hòa thuận. Việc phụ huynh giáo dục con không đúng cách, đẩy trách nhiệm cho các thầy, cô, trường học; để các cháu vô tư chơi các đồ điện tử quá nhiều; học và chơi thiếu hài hòa, ép học quá nhiều… cũng là nguyên nhân của chứng bệnh này. Ngoài ra, còn một lý do nữa là bẩm sinh, từ khi sinh ra đã chậm phát triển, phát triển không bình thường từ trong bào thai, bị bại não…

Bác sỹ Lê Công Thành khuyến cáo: “Các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến con mình, chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để sớm phát hiện căn bệnh này và đưa trẻ đến bác sĩ nhi, tâm thần; nhà tâm lý học... để được chữa trị đúng cách. Không có cách nào làm biến mất chứng tự kỷ, việc trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng”.

Không chỉ phát hiện sớm, các bậc cha mẹ cần phát hiện đúng biểu hiện bệnh, tránh việc nhầm lẫn trẻ bình thường với trẻ tự kỷ. Điểm phân biệt rõ nét nhất của trẻ tự kỷ là ngoài hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, trẻ còn hạn chế biểu hiện cảm xúc, đặc trưng nhất là tránh giao tiếp bằng mắt, ngay cả với người thân, không thích và né tránh chơi đùa với trẻ khác.

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.