Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những ao, hồ từng là điểm tập kết rác thải nay được cải tạo thành các hồ điều hòa xanh mát. Đây là một trong những “quả ngọt” từ chương trình xây dựng nông thôn mới tại các miền quê ở Hà Tĩnh.

VIDEO: Những hồ điều hoà trong khu dân cư tại Hà Tĩnh

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Hồ Bàu Quán ở thôn Đông Thái, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) rộng gần 1 ha. “Trước đây, địa phương cho hộ kinh doanh thuê hồ để nuôi cá. Tuy nhiên, quá trình nuôi không hiệu quả cũng như gây ô nhiễm môi trường. Vào năm 2020, địa phương đã yêu cầu chủ hộ bàn giao lại hồ để người dân vệ sinh, cải tạo thành hồ điều hòa", ông Phạm Hồng Chương - Bí thư chi bộ thôn Đông Thái cho hay.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Sau khi hồ được bàn giao cho địa phương, người dân đã phối hợp cùng chính quyền nạo vét lòng hồ; làm lại hệ thống thoát nước, không cho nước thải đổ xuống lòng hồ; xây hệ thống mương bao quanh; dẫn nước từ kênh Linh Cảm vào để cải tạo nguồn thủy sinh. Kinh phí cải tạo hết 90 triệu đồng, trong đó 50 triệu đồng được huy động từ nguồn xã hội hoá.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Ngoài ra, xung quanh hồ được bố trí cây xanh, ghế đá cùng tiểu cảnh để người dân hóng mát, trò chuyện, làm điểm vui chơi của trẻ nhỏ.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Hồ Bàu Động tại thôn 5, xã Đức Bồng (Vũ Quang) có diện tích hơn 1,2 ha. Năm 2018, trong quá trình xây dựng NTM, chính quyền địa phương đã vận động người dân hiến đất mở đường, chỉnh trang khuôn viên hồ nhằm phát triển theo hướng cụm dân cư sinh thái. Người dân nơi đây đã đóng góp hàng trăm ngày công để cải tạo vườn tạp, phát dọn bờ bụi ven hồ. Chính quyền địa phương cũng đã trích 100 triệu đồng để nạo vét lòng hồ, làm mương thoát nước.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Hồ Bàu Động nằm giữa khu dân cư với 100 hộ dân, trong đó có 23 hộ sống xung quanh hồ. Ngoài việc cải tạo hồ, người dân đã chỉnh trang lại vườn hộ để tạo nên cảnh quan.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Đầu năm 2022, UBND xã Đức Bồng đầu tư làm nhà nổi trên hồ với kinh phí hơn 300 triệu đồng (trích từ quỹ xây dựng NTM xã). Đây là nơi tụ họp của đông đảo người dân đến giải trí, thư giãn vào mỗi buổi chiều. “UBND xã sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện cảnh quan hồ Bàu Động nhằm tạo điểm nhấn, hệ sinh thái trong khu dân cư. Chính quyền địa phương cũng định hướng xây dựng khu vực này theo hình thức cụm dân cư sinh thái để phát triển du lịch”, ông Nguyễn Ngọc Hoán - Chủ tịch UBND xã Đức Bồng cho biết.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Đập Cây Du ở tổ dân phố 6, thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn) rộng gần 1 ha, có vai trò điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan. Trong quá trình xây dựng NTM, người dân địa phương đã đóng góp hàng trăm ngày công, ủng hộ kinh phí để cải tạo hồ.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

“Ngoài việc hiến đất mở đường gom bao quanh hồ, nhiều hộ còn bỏ tiền để làm đường, xây các hạng mục hạ tầng xung quanh để làm đẹp cảnh quan. Ven hồ trước đây chủ yếu là những bụi tre, lau, sậy mọc um tùm; mặt nước ô nhiễm thì nay đã được dọn sạch. Đập Cây Du giờ đây là điểm tập thể dục, nơi ngồi hóng mát cho người dân”, ông Bùi Huy Lợi (tổ dân phố 6, thị trấn Tây Sơn) cho biết.

Biến ao tù nước đọng thành hồ điều hòa xanh mát ở Hà Tĩnh

Nhiều hồ, đập, ao tù ở Hà Tĩnh đang được các địa phương tiến hành cải tạo, đầu tư để xây dựng thành các hồ điều hoà. Điều này không chỉ góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM mà còn tạo cảnh quan đẹp, giúp người dân địa phương có không gian sinh hoạt, thư giãn và giải trí mỗi ngày. Trong ảnh: Đập Cây Du nhìn từ trên cao.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.
Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Thạch Hà vào vụ thu hoạch lạc xuân

Thạch Hà luôn đứng tốp đầu của Hà Tĩnh cả về diện tích lẫn năng suất lạc vụ xuân. Những ngày này, người dân địa phương đã bắt đầu thu hoạch trên các cánh đồng gieo trỉa sớm.
Chống hạn sớm cho cây chè

Chống hạn sớm cho cây chè

Nông dân Hà Tĩnh đã tập trung áp dụng nhiều giải pháp chống hạn cho hơn 1.200 ha cây chè nguyên liệu nhằm duy trì sản lượng, chất lượng ổn định trong mùa nắng nóng.