Những hồ nước trong lòng thành phố Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ người dân TP Hà Tĩnh thì những hồ nước trong lòng Thành Sen đọng lại trong họ rất nhiều cảm xúc, hoài niệm gắn liền với những thăng trầm của sự phát triển thành phố.

Những hồ nước với tên gọi rất đỗi thân quen: hồ Nhà Hát, hồ Vũ Trang, hồ Dâu, hồ Thành, hồ Bảy Mẫu… cũng chính là những cái tên mà người Thành Sen thường hay sử dụng để xác định địa chỉ của từng khu phố xung quanh các hồ nước này khi người ta xa quê: Lâm Phước Thọ, Trần Thị Hường, Thạch Quý, Bồng Sơn...

Những hồ nước trong lòng thành phố Hà Tĩnh

Hồ Bồng Sơn trong khuôn viên Công viên trung tâm đang được cải tạo...

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hiện nay một số hồ đã không còn tồn tại, hoặc bị thu hẹp. Đây là một điều rất đáng tiếc vì nó gắn liền với lịch sử của thành phố. Giờ đây chúng chỉ còn trong ký ức của nhiều người.

Cùng với sự phát triển của đời sống KT-XH, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa thì diện tích các hồ nước cũng dần thu hẹp lại hoặc biến mất. Cũng đã có một thời nhắc đến các hồ nước của thành phố là niềm tự hào của người dân vì đây không chỉ là không gian mở, điều hòa nước của TX Hà Tĩnh mà còn là nơi cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn cho người dân Thành Sen lúc bấy giờ…

Nhưng cũng có giai đoạn nói đến hồ nước của thành phố là người ta nghĩ đến sự ô nhiễm, nhếch nhác, là rác thải, là bèo tây… là nơi người ta có thể xả bất cứ thứ gì xuống, kể cả lấn chiếm…

TP Hà Tĩnh đang từng ngày thay da đổi thịt để xứng tầm là trung tâm tỉnh lỵ của cả tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng như là tất yếu của sự phát triển, cùng với đó là các dự án được Trung ương, tỉnh và thành phố đầu tư. Một trong những dự án mà thành phố may mắn có được và đang phát huy tốt hiệu quả cho việc chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị đó là

Dự án cải thiện môi trường đô thị Miền Trung. Xây kè và nâng cấp các hồ nước hiện có trong lòng thành phố là một trong những hợp phần của dự án… Hiển hiện trong lòng thành phố trẻ là những hồ nước đẹp, trong xanh… như sự đổi thay chóng vánh của Thành Sen hôm nay. Có lẽ ít người hình dung được hồ Vũ Trang (phường Bắc Hà) trước đây và bây giờ, nó như một chiếc gương lớn soi bóng những công trình hiện đại.

Những hồ nước trong lòng thành phố Hà Tĩnh

Hồ Bảy Mẫu, phường Nam Hà - TP Hà Tĩnh. Ảnh Nguyễn Thanh Hải.

Màn đêm buông xuống, hồ thật đẹp và quyến rũ, lung linh ánh đèn. Người dân nơi đây đã tự hào ví von có một hồ Xuân Hương trong lòng TP Hà Tĩnh cho hồ nước của quê mình. Rõ ràng đây là mong muốn của người dân thành phố, cũng là trách nhiệm trong việc bảo vệ, gìn giữ của người dân với những “chiếc gương” của mình.

Để tiếp tục cải tạo, kè mới các hồ nước của thành phố đòi hỏi rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của Nhà nước, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân và nhiều điều chỉnh mới cho phù hợp với sự phát triển đô thị.

Những hồ nước trong lòng thành phố Hà Tĩnh

Các hồ vùng ven thành phố đã và đang được cải tạo để trồng sen.

Tại một số xã, phường của thành phố hiện còn có khá nhiều hồ chứa nước quy mô khá lớn phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp như: hồ Cồn Cồ (phường Thạch Quý), đập Lỗ (xã Thạch Hưng), hồ Nghem (xã Đồng Môn), hồ Đồng Ghè (xã Thạch Hạ)… Hiện nay, hồ điều hòa ở thôn Thanh Phú (xã Thạch Trung), hồ Bến Đá (xã Đồng Môn) đã được cải tạo gắn liền với hệ thống cây xanh ven hồ. Thành phố cũng đang lên kế hoạch cải tạo hồ Đập Bợt ở xã Thạch Quý.

Xin dẫn lược lời của một kiến trúc sư Đại học Xây dựng Hà Nội làm lời kết cho bài viết: Hồ nước là tài nguyên vô giá của một đô thị. Bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, vai trò hồ điều hòa, vai trò thẩm mỹ là không gian mở, nơi vui chơi, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của đô thị. Mặt nước, không gian mặt đất ven hồ, cây xanh, đường dạo, tranh tượng, các thiết bị kỹ thuật và cả ý thức của người dân là yếu tố chính tạo nên cảnh quan của hồ nước, cảnh quan đô thị nói chung.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.