Hiện việc khen thưởng, xử phạt học sinh trong các nhà trường phổ thông được áp dụng theo Thông tư số 08, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988, cách đây đã 32 năm.
(Ảnh minh họa: PM/Vietnam+)
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Hiện việc khen thưởng, xử phạt học sinh trong các nhà trường phổ thông được áp dụng theo Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỉ luật học sinh các trường phổ thông. Thông tư này đã có “tuổi thọ” 32 năm.
Điểm mới của dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp kỷ luật tích cực . Cụ thể, Điều 9 của dự thảo Thông tư quy định giáo viên thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp dưới đây để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh.
Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như: hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại nội quy; viết cảm nhận, kiểm điểm; sưu tầm, tìm hiểu sách, tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh, sau đó trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và bài học rút ra cho bản thân; lao động công ích như trực nhật, vệ sinh khuôn viên trường...
Học sinh có thể bị phạt bằng hình thức tự khắc phục hậu quả do vi phạm của bản thân học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh...
Hình thức kỷ luật cao nhất theo Thông tư 08 là “đuổi học một năm” nhưng trong dự thảo Thông tư mới đã thay từ “ đuổi học ” thành “tạm dừng học tập trên lớp” với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần. Tuy nhiên, nhà trường có thể cân nhắc tiếp tục áp dụng hình thức tạm dừng học tập trên lớp nếu học sinh vẫn vi phạm khuyết điểm.
Dự thảo Thông tư cũng quy định những hình thức khen thưởng cũng như kỷ luật khác. Bản dự thảo này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của công luận nhằm hoàn thiện trước khi ban hành chính thức./.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục.
Khác với những thư viện truyền thống, "Thư viện xanh” tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) được tạo nên bởi các sản phẩm tái chế từ nhựa vừa tiết kiệm chi phí, vừa lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Công trình dãy nhà học tại Trường Mầm non Gia Phố (Hương Khê, Hà Tĩnh) có quy mô 2 tầng với tổng kinh phí đầu tư 4,5 tỷ đồng, do Agribank Hà Tĩnh II tài trợ.
Nhiều giải pháp mới, kinh nghiệm hay đã được các đại biểu đề xuất, chia sẻ với ngành giáo dục Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng các đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Nguyễn Đình Đức Mạnh và Bùi Ngọc Bảo Châu (lớp 11 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) là 2 trong 16 đại diện Việt Nam tham gia Chương trình Lãnh đạo Thanh niên năm 2025 diễn ra tại Hoa Kỳ vào tháng 6 tới.
Giải Nhất giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh Hà Tĩnh là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Anh (SN 2000) tiếp tục sáng tạo, đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Giải đua xe đạp mini "Tour de kids" là sân chơi sôi động, hấp dẫn, giúp học sinh Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.
Ngày hội đọc sách được tổ chức tại các trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành hoạt động văn hóa ý nghĩa, góp phần lan tỏa tri thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.
Em Trần Xuân Đức (lớp 8A4, Trường Tiểu học, THCS và THPT Albert Einstein ở TP Hà Tĩnh) làm thí nghiệm với chiếc lọ thuỷ tinh và những viên đá, gạo nhằm truyền tải thông điệp về cách quản lý thời gian trong phần thi thuyết trình tại “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2.
Trường THCS&THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh là cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt, nhưng đang gặp khó khăn trong tuyển sinh nên cần được mở rộng đối tượng đào tạo để duy trì, phát triển.
39 giáo viên mầm non, 29 giáo viên tiểu học, 32 giáo viên THCS ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã được vinh danh giáo viên dạy giỏi cấp thị xã năm học 2024 - 2025.
Ngày hội Sách 2025 với chủ đề “Đọc sách trong thời đại kỹ thuật số” do Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) tổ chức góp phần khơi dậy tình yêu sách và vun bồi thói quen đọc trong các bạn học sinh.
Tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh năm học 2024-2025, lớp K1 - Giáo dục Mầm non (Trường Đại học Hà Tĩnh) có 9 cựu sinh viên tham gia thi, trong đó có 8 người đạt giải.
Giải nhất Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh là phần thưởng đáng tự hào, tiếp thêm tình yêu nghề cho cô Lê Thị Thùy Linh - Trường Mầm non Kỳ Hà (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Hội thi Giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học 2024-2025 đã trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu của những nhà giáo Hà Tĩnh tiêu biểu, tiên phong trong thực hiện đổi mới giáo dục.
Thông qua sự khuyến khích thành lập các câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng mềm, nhiều trường THPT ở Hà Tĩnh đã tạo nên môi trường học tập thân thiện, giúp học sinh phát triển toàn diện.
Giải nhất tại Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh là phần thưởng ý nghĩa để cô Nguyễn Thanh Hoài (Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên 2, Hà Tĩnh) thêm yêu và gắn bó với nghề.
Các hoạt động ngoại khóa tại nước Úc xinh đẹp, hay vùng Tây Nguyên, Tây Nam Bộ... sẽ là sự lựa chọn thú vị, mang tới cho học sinh Hà Tĩnh những ngày hè bổ ích và kỷ niệm đáng nhớ.
Lớp tiếng Anh giao tiếp công sở cho cán bộ, công chức, viên chức Hà Tĩnh góp phần đáp ứng yêu cầu công tác trong điều kiện đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế của tỉnh.
“Ô cửa tiếng Anh” trận 1 mùa 2 là cuộc cạnh tranh đầy căng thẳng giữa các thí sinh đến từ Trường THCS Lê Văn Thiêm (Đức Thọ) và Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh) - Hà Tĩnh.
Giải nhì quốc gia Cuộc thi nghiên cứu KHKT cho học sinh phổ thông là kết quả xứng đáng cho niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo của Nguyễn Văn Nhật - lớp11A1, Trường THPT Hương Khê (Hà Tĩnh).
Bùi Lê Trung Nguyên (Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh) vừa đạt điểm SAT 1580, được bạn bè ví von là “người khổng lồ” bởi thành tích học tập "khủng".
Ô cửa tiếng Anh (English Windows) - sân chơi tiếng Anh đầy ý nghĩa dành cho học sinh THCS trên toàn tỉnh sẽ chính thức phát sóng số đầu tiên vào 21h25’ tối mai (6/4) trên sóng HTTV và các nền tảng số của Báo Hà Tĩnh.
Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ THPT” đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường cho học sinh Hà Tĩnh.
Hội thi Giáo viên dạy giỏi mầm non cấp tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 được tổ chức trong các ngày từ 10-28/3/2025 với sự tham gia của 204 giáo viên tiêu biểu.
Các lưu học sinh Lào tại Hà Tĩnh bày tỏ, những di sản và tư tưởng của cố Chủ tịch Khamtay Siphandone sẽ là kim chỉ nam cho thế hệ trẻ trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc Lào - Việt.
SAT là bài thi chuẩn hóa, được nhiều trường đại học trên thế giới dùng xét tuyển đầu vào. Với số điểm 1.600 bài thi SAT, em Nguyễn Thị Diệu Anh (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã lọt vào nhóm hiếm trên thế giới đạt số điểm thi tuyệt đối.