Bổ nhiệm diều hâu, TT Trump xây dựng chính sách đối ngoại cứng rắn

Với việc John Bolton được bổ nhiệm vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia, bộ máy thân cận xung quanh Tổng thống Trump nay bao gồm những nhân vật cứng rắn về đối ngoại.

Khi Tổng thống Mỹ Donal Trump bất ngờ tuyên bố chấp thuận gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hôm 9/3, John Bolton, chính trị gia diều hâu nổi tiếng dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, đã gợi ý một chiến lược vô cùng ngắn gọn cho cuộc gặp lịch sử.

"Cuộc gặp chỉ nên diễn ra ngắn gọn. Tổng thống Trump sẽ nói: "Hãy nói với tôi là các ông đã bắt đầu quá trình phi hạt nhân hóa triệt để bởi vì chúng ta sẽ không đàm phán quá lâu đâu. Hãy nói luôn về việc phi hạt nhân hóa đi, hoặc chúng tôi sẽ nghĩ tới điều gì đó khác", ông Bolton phát biểu với đài Wmal hôm 10/3.

Bolton, không hề ngần ngại hay giấu diếm, tuyên bố "điều gì đó khác" sẽ là một cuộc tấn công phủ đầu nhắm vào Triều Tiên. Vị chính trị gia diều hâu tuyên bố hành động quân sự là đòn đáp trả hoàn toàn hợp pháp mà Mỹ nên thực thi trước những vấn đề mà ông coi là mối đe dọa tiềm tàng.

Đội ngũ diều hâu bên cạnh Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/3 tuyên bố bổ nhiệm John Bolton vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia, thay thế cho tướng H.R. McMaster. Theo New York Times, ông Trump đã xây dựng bên mình một đội ngũ đối ngoại diều hâu nhất so với các tổng thống Mỹ khác trong lịch sử hiện đại.

Kể từ khi ông Trump tiếp quản Nhà Trắng, cựu cố vấn an ninh quốc gia McMaster, cựu ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phóng James Mattis là những tiếng nói đầy lý trí kiềm chế ông Trump sa vào những cuộc đối đầu quốc tế nguy hiểm. Nay, cả Tillerson và McMaster lần lượt rời khỏi bộ máy của ông Trump. Câu hỏi đặt ra hiện tại là ông Mattis còn ngồi lại chiếc ghế lãnh đạo Lầu Năm Góc trong bao lâu nữa.

bo nhiem dieu hau tt trump xay dung chinh sach doi ngoai cung ran

Tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh: New York Times.

Đội ngũ cấp cao mới hiện vây quanh Tổng thống Trump gồm có hai chính trị gia phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran quyết liệt nhất.

Người đầu tiên là Mike Pompeo, giám đốc CIA và nay được đề cử làm bộ trưởng Ngoại giao. Người thứ hai chính là John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia mới của Tổng thống Trump. Ông Bolton giữ chức vụ Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc từ tháng 8/2005 tới tháng 12/2006. Ông nổi tiếng với câu đùa: "Tòa nhà làm việc của Ban Thư ký Liên Hợp Quốc có 38 tầng, nếu mất đi 10 tầng thì cũng chẳng có gì khác biệt".

Nhiều tháng trước khi thông báo về sự ra đi của tướng McMaster được công bố, Tổng thống Trump không ít lần phàn nàn trước báo giới rằng vị cựu cố vấn an ninh quốc gia luôn "kìm hãm" ông. Giới chuyên gia đưa ra nhận định không sớm thì muộn, Tổng thống Trump sẽ "hành động theo bản năng và bỏ rơi thỏa thuận hạt nhân Iran", thỏa thuận mà ông Trump coi là sự sỉ nhục với nước Mỹ.

Nay, khi một nhân vật diều hâu ngồi vào chiếc ghế mà McMaster bỏ lại, kịch bản trên dường như không thể tránh khỏi.

Đội ngũ cứng rắn mới của Tổng thống Trump, nếu được quốc hội Mỹ phê chuẩn, sẽ phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất từ sau Chiến tranh Lạnh ngay trong tháng đầu tiên cùng làm việc. Người ta chưa rõ đội ngũ diều hâu này sẽ dùng cây gậy hay củ cà rốt trong chính sách với các đồng minh cũng như các đối thủ.

"Khi tổng thống lựa chọn một đội ngũ cố vấn diều hâu trong bối cảnh chịu sức ép chính trị khủng khiếp và phải đối mặt hai tình huống đối ngoại cực kỳ nhạy cảm, nhiều khả năng ông ta sẽ biến những tình huống ấy thành xung đột", chuyên gia quan hệ quốc tế David Rothkopf nói với New York Times.

Ông Rothkopf tin rằng khi các nhân vật trong bộ máy an ninh có cùng chung quan điểm thay vì có những góc nhìn khác nhau, nước Mỹ sẽ rơi vào rắc rối.

Lần gần nhất Washington chứng kiến một bộ sậu bảo thủ diều hâu bên cạnh tổng thống Mỹ là 15 năm trước, thời điểm Phó tổng thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld gây sức ép thuyết phục Tổng thống George W. Bush đưa quân vào Iraq.

Triều Tiên có trở thành Iraq thứ 2?

Chiến tranh Iraq đến nay đã bước sang năm thứ 16. Nhiều chính trị gia từng ủng hộ phát động cuộc chiến dần thừa nhận sai sót, không chỉ bởi họ đã quá tin tưởng vào những thông tin tình báo thiếu chính xác, mà còn bởi họ đánh giá sai lầm về khả năng hòa bình và thịnh vượng có thể mau chóng đến với quốc gia vùng Vịnh thời hậu chiến.

Tuy nhiên, Bolton không nằm trong số đó. Vị tân cố vấn an ninh quốc gia tiếp tục khẳng định cuộc chiến tranh Iraq là quyết định đúng đắn của Mỹ. Trong suốt thời gian trước khi cuộc chiến nổ ra, Bolton kiên quyết cáo buộc Saddam Hussein đã ở rần gần việc sở hữu vú khí hủy diệt hàng loạt, và lựa chọn đầu tiên của Bolton là sử dụng vũ lực.

bo nhiem dieu hau tt trump xay dung chinh sach doi ngoai cung ran

Chiến tranh Iraq đã bước sang năm thứ 16. Ảnh: NPR.

Triều Tiên đã 6 lần thử bom hạt nhân và sở hữu những tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công các thành phố của Mỹ. Nếu luận điệu của vị tân cố vấn an ninh từng thuyết phục được Tổng thống Bush xâm lược Iraq, không khó để dự đoán mức độ thuyết phục mà Bolton có thể tạo ra với Tổng thống Trump về vấn đề Triều Tiên.

John Bolton có phong cách dường như trái ngược với hình mẫu của một cố vấn an ninh quốc gia mà giới chức Cộng hòa tin rằng nên ở bên cạnh vị tổng thống Mỹ thiếu kinh nghiệm đối ngoại. Hình mẫu này phải là người tập hợp các quan điểm để đảm bảo tổng thống có nhiều lựa chọn nhất có thể.

Tướng McMaster là một người khá tương đồng với hình mẫu lý tưởng của giới chức đảng Cộng hòa. Ông đưa ra cho Tổng thống Trump nhiều lựa chọn, thường đi kèm với quá trình phân tích tỉ mỉ ưu và nhược điểm của các lựa chọn. Tuy nhiên, Tổng thống Trump không có đủ kiên nhẫn với cách làm của ông McMaster.

Ông chủ Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ được ông Bolton cố vấn theo một phương pháp khác. Vị tân cố vấn an ninh quốc gia luôn nêu rất rõ quan điểm của cá nhân, trong khi lờ đi những ý kiến khác nếu ông cho là bất đồng với quan điểm của mình.

Trong những tháng tới đây, người bị ông Bolton phớt lờ nhiều khả năng sẽ là Bộ trưởng Mattis. Ông Mattis nhiều lần khẳng định chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là điều không tưởng tượng được. Bộ trưởng Mattis cũng khuyên Tổng thống Trump tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran bởi những lựa chọn khác đều sẽ đưa tới những kết cục tồi tệ.

Vào năm 2003, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Colin Powell cũng đóng vai trò tương tự Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hiện tại: là tiếng nói cẩn trọng của lý trí về những gì có thể xảy ra khi châm ngòi một cuộc chiến tranh và những hậu quả không thể lường trước.

Rút cuộc, chiến tranh Iraq đã nổ ra 15 năm trước. Nay, ông Mattis nhiều khả năng sẽ sớm trở thành tiếng nói cô độc tại Washington.

Theo Zing

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.