Bộ trưởng Y tế làm việc tại BV Sản - Nhi Bắc Ninh sau sự việc đáng tiếc 4 trẻ sơ sinh tử vong

Ngay sau khi đến Bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế đã đến thăm đơn nguyên Sơ sinh. Bộ trưởng đã hỏi thăm số bệnh nhân nhi đang nằm điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh và hỏi thăm tình hình hoạt đông của Đơn nguyên này.

bo truong y te lam viec tai bv san nhi bac ninh sau su viec dang tiec 4 tre so sinh tu vong
bo truong y te lam viec tai bv san nhi bac ninh sau su viec dang tiec 4 tre so sinh tu vong

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm Đơn nguyên Sơ sinh của Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Ninh

Theo BS Lê Văn Nam - Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh cho biết, bệnh viện có quy mô 500 giường bệnh, riêng chuyên ngành Nhi chiếm 2/3 số giường bệnh, trong đó có 98 giường sơ sinh. Những trẻ sau khi nằm lồng ấp sẽ được ra ngoài nằm với mẹ.

Cũng theo BS Lê Văn Nam cho biết, hiện đang có 14 trẻ sinh non đang được chăm sóc đặc biệt, trong đó cháu nhẹ nhất là 1,1 kg.BS Lê Văn Nam cũng thông tin thêm, sau sự cố trên, 12 bệnh nhi và sơ sinh diễn biến nặng đã chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Hiện cơ quan chức năng đã lấy mẫu các mẫu xét nghiệm: bao gồm các mẫu bề mặt, các loại dịch, nước , kiểm tra bệnh án, việc sử dụng thuốc cũng như quá trình điều trị, theo dõi và chăm sóc các bé sơ sinh.

Ngay sau khi đi thăm Đơn nguyên sơ sinh, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc làm việc kín với lãnh đạo Sở Y tế, giám đốc Bệnh viện và lãnh đạo các Vụ, Cục Bộ Y Tế: Cục quản lý khám chữa bệnh, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em.

Theo thông tin ban đầu, Bệnh viện sẽ xem xét toàn diện quá trình điều trị, công tác chống nhiễm khuẩn cũng như trang thiết bị điều trị sơ sinh.

bo truong y te lam viec tai bv san nhi bac ninh sau su viec dang tiec 4 tre so sinh tu vong

Chia sẻ về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại phòng cách ly của đơn nguyên sơ sinh, BS Lê Văn Nam cho biết thêm, năng lực đến đâu chúng tôi đã găng đến đấy. Quy trình áp dụng như Bộ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn; quy trình rắn chúng tôi buộc phải tuân theo.

"Khi xảy ra sư cố vừa rồi thì ngày nào chúng tôi cũng cho cấy vi khuẩn để nắm được tình trạng nhiễm khuẩn nếu có ở mức độ nào. Đảm bảo vệ sinh an toàn máy thở, lồng ấp, sàn nhà được làm hằng ngày. bởi vì khi nguy cơ nhiễm khuẩn đc xác định thì việc đảm bảo môi trường vô trùng được đặt hàng đầu. Chúng tôi ưu tiên quyết liệt vào khu vực trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ sơ sinh non yếu"- BS Nam nói.

Báo cáo tại buổi làm việc ngay sau đó, bà Tô Thị Mai Hoa, giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh cho biết, 4 trẻ sinh non yếu 32-35 tuần vào viện điều trị, tử vong, ngay khi nhận được thông tin đáng tiếc này từ phía Bệnh viện, Sở Y tế đã báo cáo lãnh đạo tỉnh, tỉnh đã chỉ đạo ngay công an tỉnh xuống bệnh viện phối hợp cùng ngành y tế triển khai các biện pháp hỗ trợ ổn định tình hình bệnh viện.

Ngành y tế cử cán bộ xuống, mời chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai đến hỗ trợ, phân loại bệnh nhân đang điều trị tại đơn nguyên sơn sinh để có sự điều tiết bệnh nhân lên tuyến trên phù hợp.

Bệnh viện cũng đã phối hợp cơ quan chức năng động viên cán bộ và người bệnh yên tâm tiếp tục điều trị, tìm nguyên nhân, tránh hoang mang ảnh hưởng công tác điều trị.

Bà Hoa cũng cho biết thêm, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo ngành y tế Bắc Ninh và bệnh viện Sản- Nhi Bắc Ninh đến động viên chia sẻ với gia đình người bệnh trong đó có cả gia đình ở Sơn La và Namm Định. Đầu giờ sáng nay, lãnh đạo tỉnh và Sở Y tế đã xuống làm việc, giao ban với Khoa Nội nhi, Đơn nguyên sơ sinh nắm bắt tình hình bệnh nhân, tư tưởng cán bộ, yêu cầu lãnh đạo bệnh viện Sản - Nhi, tiếp tục rà soát, phân loại bệnh nhân để chuyển tuyến khi cần và ổn định trật tự, khử khuẩn, nhiễm khuẩn bệnh viện tốt hơn.

“2h chiều nay, Hội đồng chuyên môn của Sở đang hợp, có sự tham gia của PGS.TS Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và PGS.TS Trần Danh Cường- Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cùng tham dự"- bà Tô Thị Mai Hoa nói

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Phong- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh đã chỉ đạo cơ quan điều tra phối hợp viện khoa học hình sự bộ công an, mổ tử thi 2 trẻ sơ sinh non yếu tử vong. Chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quy trình điều trị trẻ sơ sinh, chỉ đạo bệnh viện phối hợp nhi trung ương, bạch mai đã chuyển 12 bé nặng.

Ông Phong cũng cho hay, chúng tôi thấy xung quanh sự việc đáng tiếc này, một số cán bộ y bác sĩ đã dao động tư tưởng, do đó, chúng tôi yêu cầu lãnh đaọ ngành y tế động viên cán bộ cũng như bệnh nhân.

“Chúng tôi chỉ đạo ngành y tế giúp tỉnh giải quyết sự việc không mong muốn này của bệnh viện, còn 13 cháu sơ sinh non yếu mong muốn chuyển lên tuyến trên. Đồng thời mong muốn Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Phụ sản tiếp tục giúp Bắc Ninh có biện pháp trước mắt, lâu dài khắc phục sự việc đáng tiếc này”- ông Phong nói.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ Bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế khẳng định tử vong sơ sinh tại Việt Nam trung bình đẻ là 1,5 triệu 1 năm, 1 ngày khoảng 450-500 trẻ sơ sinh tử vong. Tuy nhiên, với sự cố của Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Ninh, 4 trẻ tử vong rải rách trong 7 tiếng có thể khẳng định đây là sự cố bất thường. Ngay sau khi có chuyện này xảy ra, chúng tôi đã có chỉ đạo ngành y tế Bắc Ninh xem xét công tác nhiễm khuẩn…

“Trước hết phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người bệnh, người nhà, cán bộ y tế. Phải động viên cán bộ không vì sự cố này mà dẫn đến ảnh hưởng đến công việc chung. Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện bạch mai phải tiếp nhận các trẻ chuyển lên. Chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn ở Khoa Hồi sức tích cực, Đơn nguyên sơ sinh- ưu tiên tập trung nhân lực cho khu vực này”- ông Vinh nhấn mạnh

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, đây là sự cố không ai mong muốn, nhưng là sự cố bất bình thường khi có có 4 trẻ sơ sinh đẻ non tử vong trong cùng 1 ngày, cùng 1 khoa. Bộ trưởng cũng gửi lời chia sẻ sâu sắc đến gia đình các cháu đã tử vong.

“Dù mục tiêu giảm tử vong trẻ sơ sinh, mẹ đã đạt được thành tựu lớn và bộ phận đơn nguyên sơ sinh của bệnh viện Sản- Nhi dù mới thành lập 2 năm đã tiếp nhận điều tị 1.000 trẻ sơ sinh non yếu và có thể cứu chữa nhiều trẻ đẻ non khoảng 7-8 lạng thì sự cố xảy ra 4 trẻ chết cùng lúc là sự cố bất thường”- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng cho rằng để khẳng định chính xác nguyên nhân các trẻ này tử vong thì cần chờ kết luận của hội đồng chuyên môn đang họp. Về pháp lý, cần chờ kết luận cơ quan điều tra và đã có mổ khám nghiệm tử thi.

Theo Bộ trưởng, bước đầu có thể nghĩ đến nguyên nhân gây ra sự cố đáng tiếc này là do nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo đó, Bộ trưởng nghĩ đến 3 khả năng gây nhiễm khuẩn cho các cháu nhỏ. Nguyên nhân thứ nhất có thể nhiễm khuẩn từ tác nhân chăm sóc hàng ngày như bàn tay, hơi thở của người chăm sóc, dụng cụ... Nguyên nhân thứ hai do quá tải bệnh viện. Hiện bệnh viện Sản – Nhi Bắc Ninh có đến 320 giường bệnh, chủ yếu nội nhi, 90 giường sơ sinh. Bộ trưởng cho rằng số bệnh nhi sơ sinh quá lớn với khoảng 25 giường bệnh nặng. "Đây là tình trạng quá tải số giường sơ sinh trên một bệnh viện sản nhi khá non trẻ".

Nguyên nhân thứ 3, Bộ trưởng Bộ Y tế nghĩ đến là tình trạng quá tải sức lao động của cán bộ y tế bệnh viện bởi theo Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh thì Bắc Ninh là địa bàn có nhiều công nhân, đông bệnh nhân. Trong khi đó khoa sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi chỉ có 7 bác sĩ, 25 điều dưỡng phải chăm sóc điều trị cho cả 92 em bé sơ sinh kể cả 25 giường bệnh nặng, nên rất khó đáp ứng.

Bộ trưởng yêu cầu chuyển ngay các trẻ sinh non suy hô hấp lên các bệnh viện Nhi và Sản tuyến trung ương để giảm tối đa nguy cơ tử vong trong bối cảnh khoa sơ sinh ở Bắc Ninh có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện kiểm soát quy trình chống nhiễm khuẩn tại khoa sơ sinh, khoa nội nhi, kiểm soát nhiễm khuẩn, rửa tay, tập huấn cán bộ, phun khử khuẩn, vệ sinh máy móc, bơm tiêm điện…

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.