Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Không kể nắng mưa, gió rét, 30 năm qua, ông Phạm Văn Cảnh (SN 1953, thôn Đồng Xuân, xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn cần mẫn sớm hôm để đưa tận tay người dân những tờ báo, lá thư…

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Mỗi ngày, ông Cảnh cùng chiếc xe máy, chiếc túi đựng đầy thư báo rong ruổi khắp nẻo đường của xã Hộ Độ.

Với người dân xã Hộ Độ, hình ảnh ông Phạm Văn Cảnh - một người bưu tá cần mẫn cùng chiếc xe máy, chiếc túi đựng đầy thư báo rong ruổi khắp làng trên, xóm dưới để đi giao báo, giao công văn, thư từ đã trở nên rất đỗi thân quen.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Đều đặn mỗi ngày, ông Cảnh đều đến bưu điện xã lấy báo để đưa đến nhà cho các bí thư chi bộ thôn của xã.

Nói về cơ duyên với nghề bưu tá, ông Cảnh nhớ lại: “Tôi lớn lên và trưởng thành ở mảnh đất Hộ Độ này và sớm gắn bó với nghề làm muối. Đến năm 1992, qua lời giới thiệu của thôn, tôi được lãnh đạo xã tín nhiệm giao phó công việc bưu tá. Không chút đắn đo, tôi đã vui vẻ nhận lời và theo nghề bưu tá từ đó đến nay”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Số lượng báo cần giao mỗi ngày đều được ông Cảnh cẩn thận kiểm tra.

“Lúc mới làm nghề, đã xác định đây là công việc vất vả sớm hôm, là nghề làm dâu trăm họ, nhưng với tôi, nếu đã làm thì phải làm cho tốt, làm cho đến nơi. Từ tâm niệm đó, bất kể nắng mưa, gió bão, tôi vẫn đều đặn đi giao báo, công văn, thư từ tới mọi người” - ông Cảnh chia sẻ.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Để tránh nhầm lẫn công văn, giấy tờ, ông Cảnh cần mẫn chú thích lại những địa điểm, người nhận, thời gian giao.

Một ngày của ông Cảnh bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng khi ông đến bưu điện xã để nhận và phân loại các công văn, thư từ và nhận các đầu báo để đưa tận tay tới các bí thư chi bộ của 9 thôn trên địa bàn xã Hộ Độ.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ông Cảnh đến giao báo cho các phòng, ban tại UBND xã Hộ Độ.

Để phục vụ cho công việc này, những ngày đầu làm nghề, ông Cảnh đã đi chiếc xe đạp cũ hàng chục cây số mỗi ngày giao tận tay những tờ báo, lá thư đến mọi người. 2 năm sau đó, để thuận tiện cho công việc cũng như giảm bớt sự vất vả trong đi lại, ông đã vay mượn mua chiếc xe máy đầu tiên. Từ đó đến nay, ông đã thay “3 đời” xe máy, chiếc xe hiện tại cũng là do con trai đi nước ngoài và nhường lại cho ông đi làm.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ông Cảnh giao Báo Nhân Dân cho Bí thư Đảng ủy xã Hộ Độ Phan Đình Hinh.

Những ngày cuối tháng 8, trời nắng như đổ lửa, người bưu tá vẫn cần mẫn cùng chiếc xe máy cũ trên con đường làng của xã Hộ Độ. Trên gương mặt sạm đen ấy đã lăn dài những giọt mồ hôi vì nắng.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Đôi tất tay là vật dụng không thể thiếu trong mỗi ngày đi giao báo của ông Cảnh.

Ông Cảnh tâm sự: “30 năm làm nghề, tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả và cả những hiểm nguy bất ngờ khi tham gia giao thông. Những ngày nắng còn đỡ, nhưng những ngày mưa, ngoài việc đi lại khó khăn, tôi còn phải đảm bảo “an toàn” cho thư, báo bằng cách bao bọc, che đậy một cách cẩn thận. Người có thể ướt chứ thư từ, công văn, báo chí thì không thể để bị dính nước”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

30 năm qua, từng nẻo đường của xã Hộ Độ đều in bóng người bưu tá cần mẫn.

Nói về kỷ niệm nhớ nhất trong 30 năm làm bưu tá, ông Cảnh cho biết: “Những năm đầu đi làm với chiếc xe đạp cũ, đường sá lúc ấy còn lầy lội, khó đi nên công việc của tôi thêm phần gian nan. Đã có những lúc, đường xấu, xe hỏng, tôi phải dắt bộ gần 10 km dưới trời nắng như thiêu đốt mới có chỗ sửa xe. Thời gian sửa xe lâu, trong khi đó, giấy tờ, thư báo phải được giao kịp thời nên tôi phải mượn xe để tiếp tục hành trình. Hay có lần tôi đi giao báo thì gặp tai nạn, phải nghỉ mất mấy tuần vì không đi lại được…”.

Có 30 năm làm nghề, ngoài việc giao công văn, thư từ, ông Cảnh còn nhiệm vụ quan trọng là giao báo tới các bí thư chi bộ của 9 thôn trong xã. Mỗi ngày, những tờ báo như Báo Hà Tĩnh, Báo Nhân Dân, Báo An ninh thế giới… đều được ông Cảnh cẩn trọng đưa đến nhà các bí thư chi bộ.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ông Trần Đình Dung - Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Phú đã có hơn 10 năm nhận báo từ bưu tá Phạm Văn Cảnh.

Đảm nhận vai trò là Bí thư Chi bộ thôn Vĩnh Phú hơn 10 năm nay, ông Trần Đình Dung (SN 1956) đã có quãng thời gian dài nhận báo từ bưu tá Phạm Văn Cảnh.

Nói về người bưu tá ấy, ông Dung chia sẻ: “Đều đặn mỗi ngày, bác Cảnh lại đến nhà tôi giao báo, bất kể hôm ấy thời tiết nắng mưa thất thường ra sao. Cứ thế, đã hơn 10 năm nay, hình ảnh một người bưu tá cần mẫn đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Giờ đây, chúng tôi như những người bạn đồng hành, có thể cùng nhau trao đổi những vấn đề trong cuộc sống”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ông Cảnh giao báo cho ông Nguyễn Ngọc Mạnh - Bí thư Chi bộ thôn Liên Xuân.

Từ khi làm nghề bưu tá, ông Cảnh cũng trở thành một độc giả trung thành của Báo Hà Tĩnh. Ông cho biết: “Khi làm nghề này, tôi thấy may mắn khi được tiếp xúc với những thông tin chính thống từ các báo Đảng, nhất là báo Đảng địa phương. Mỗi ngày nhận báo, tôi đều tranh thủ lướt qua để xem những tin tức quan trọng. Bởi tôi tâm niệm, dù làm nghề gì cũng đều phải có kiến thức, có như vậy mới nâng cao được năng lực của bản thân. Khi đọc Báo Hà Tĩnh hằng ngày sẽ giúp tôi có được thêm nhiều góc nhìn, biết thêm nhiều tin tức trong tỉnh, từ đó, tôi cũng có thể đàm luận với các bí thư chi bộ thôn về các vấn đề trong ngày của quê hương”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ông Cảnh cũng là một độc giả trung thành của Báo Hà Tĩnh.

Cũng theo ông Cảnh, ông đã theo dõi Báo Hà Tĩnh hơn 30 năm nay, từ thời báo còn in đen trắng cho đến khi được in màu như hiện nay. “Tôi thật sự rất phấn khởi khi thấy Báo Hà Tĩnh ngày càng đổi mới về nội dung, hình thức, ngày càng có nhiều chuyên mục đa dạng, bài viết hấp dẫn, tin tức cập nhật…”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Ngoài giao báo, ông Cảnh còn thực hiện nhiệm vụ chuyển công văn đến - đi cho các đơn vị trên địa bàn huyện.

Khi được hỏi về chuyện thu nhập, ông Cảnh cho biết: “Hiện tại, lương bưu tá được 3 triệu đồng nhưng cũng chỉ đủ cho tôi tiền xăng xe hằng ngày. Thu nhập chính của gia đình tôi vẫn trông chờ vào nghề làm ruộng và làm muối. Dù vậy, tôi vẫn rất vui khi được gắn bó với nghề, bởi với tôi, khi mọi người được cầm trên tay những tờ báo, lá thư… mà họ đang cần, tôi rất hạnh phúc”.

Bước chân không mỏi của người bưu tá ở Hà Tĩnh

Niềm vinh dự của ông Cảnh là được cấp ủy, chính quyền ghi nhận những cống hiến thầm lặng của mình.

Ghi nhận sự nhiệt huyết, tận tụy và trách nhiệm của bưu tá Phạm Văn Cảnh, trong 30 năm qua, ông đã nhận được nhiều giấy khen của bưu điện tỉnh, huyện. Đó cũng là niềm vui, động lực giúp ông vượt qua những khó khăn, tiếp tục đồng hành với công việc bưu tá.

Ông Cảnh là bưu tá có thời gian dài gắn bó với công việc giao thư báo, công văn của xã Hộ Độ. Mỗi ngày, bất kể thời tiết ra sao, ông Cảnh vẫn luôn cần mẫn thực hiện công việc bưu tá, góp phần đưa những thông tin hữu ích đến với người dân, kết nối niềm vui đến với mọi nhà. Tấm gương về sự kiên trì, nỗ lực của ông Cảnh rất đáng để những thế hệ sau học tập, noi gương.

Ông Phan Đình Hinh - Bí thư Đảng ủy xã Hộ Độ

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.