Các cơ sở nước mắm ở thị xã Kỳ Anh tăng sản lượng phục vụ dịp Tết

(Baohatinh.vn) - Dịp tết Nguyên đán là thời điểm các đơn hàng của các cơ sở chế biến nước mắm truyền thống ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.

bqbht_br_ag7a5651.jpg
TX Kỳ Anh hiện có 6 hộ chế biến nước mắm theo quy chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao với quy mô 850.000 - 900.000 lít/năm và hơn 30 hộ chế biến quy mô từ 200 - 500 lít/năm. Riêng xã Kỳ Ninh chiếm gần 90% sản lượng nước mắm truyền thống của TX Kỳ Anh cung ứng ra thị trường. Trong ảnh: Một góc khu chế biến nước mắm của HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (xã Kỳ Ninh).
bqbht_br_ag7a5623.jpg
Những ngày này, các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống ở xã Kỳ Ninh đang tập trung tối đa nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào dịp tết Nguyên đán. Theo các chủ cơ sở, dịp tết là thời điểm bận rộn nhất vì các đơn hàng bán sỉ tăng lên rất nhiều so với ngày thường. Dù vất vả, tất bật nhưng bù lại doanh thu tăng cao nhất trong năm.
bqbht_br_ag7a5636.jpg
Nước mắm truyền thống Kỳ Ninh có màu cánh gián, sóng sánh như mật, hương vị thơm ngon, đậm đà nên được nhiều người biết tới.
bqbht_br_ag7a5679.jpg
Là đơn vị dẫn đầu về sản lượng, quy mô kinh doanh nước mắm truyền thống của TX Kỳ Anh, HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Chiến Thắng (thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh) hiện có 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Riêng nước mắm có 2 sản phẩm đạt 3 và 4 sao và trở thành sản phẩm chủ lực của cơ sở vào mỗi dịp Tết. Trong năm 2024, HTX còn nhận được các đơn hàng từ các nước như: Thái Lan, Angola, Nga...
bqbht_br_ag7a5637.jpg
bqbht_br_ag7a5666.jpg
Anh Đặng Đình Minh - đại diện HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Chiến Thắng chia sẻ: "Dịp cận tết, đơn hàng tăng cao, ngoài khách lấy hàng trực tiếp, mỗi ngày, chúng tôi đều xuất một lượng lớn sản phẩm đi nhiều tỉnh, thành trên cả nước, cao điểm có khi bán gần 1.000 lít/ngày. Để chuẩn bị cho vụ tết năm nay, HTX chúng tôi đã chuẩn bị hơn 70.000 lít nước mắm loại đặc biệt và hơn 700.000 lít nước mắm loại thường...".
bqbht_br_ag7a5710.jpg
Thời điểm này, Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh cũng đang "chạy đua” với thời gian, tập trung sản xuất, đóng gói nhằm cung ứng đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp tết. Để quảng bá sản phẩm, Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh đã tập trung bán hàng trên sàn thương mại điện tử và các nền tảng mạng xã hội nhằm tăng sản lượng và tăng độ nhận diện cho thương hiệu OCOP của cơ sở.
bqbht_br_ag7a5701.jpg
bqbht_br_ag7a5700.jpg
bqbht_br_ag7a5719.jpg
Chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc - đại diện Cơ sở chế biến nước mắm Nhất Ninh cho biết: "Hiện tại, cơ sở bán ra thị trường từ 150-200 lít/ngày, cao điểm 500-700 lít/ngày để đáp ứng đủ nhu cầu từ các đại lý ở các tỉnh phía Bắc cũng như bán lẻ trong tỉnh và tại địa phương...".
bqbht_br_ag7a5674.jpg
bqbht_br_ag7a5733.jpg
Các sản phẩm nước mắm truyền thống của xã Kỳ Ninh không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm nên luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
bqbht_br_ag7a5729.jpg
Các đơn hàng tết được đóng gói đẹp và cẩn thận để vận chuyển đến người tiêu dùng.
Video: Đại diện cơ sở chế biến nước mắm ở TX Kỳ Anh chia sẻ về hoạt động dịp tết Nguyên đán.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.