Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

(Baohatinh.vn) - Ngày học trực tiếp đầu tiên của năm học mới 2021-2022 ở Hà Tĩnh đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và hào hứng. Đó là động lực để các trường tranh thủ thời gian “vàng” thực hiện chương trình năm học, duy trì chất lượng giáo dục.

Ngày 15/9, 372 cơ sở giáo dục ở 12/13 huyện, thị, thành phố đã đón 214.478 học sinh từ bậc tiểu học đến THPT trở lại trường (bậc mầm non chưa tổ chức dạy học).

Riêng huyện Hương Khê vẫn đang tiếp tục duy trì hình thức học trực tuyến và sẽ triển khai học trực tiếp từ ngày 20/9.

Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh do có số đông học sinh đến từ các huyện, thị và Trường THPT Hà Huy Tập (Cẩm Xuyên) đang trong vùng thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg nên chưa thực hiện dạy học trực tiếp.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) được đo thân nhiệt ngay tại cổng trường.

Trở lại hình thức dạy học trực tiếp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các trường học đều siết chặt công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt các biện pháp 5K.

Theo đó, việc dạy học trực tiếp được tổ chức 2 ca (sáng, chiều); giữ nguyên số học sinh/lớp, mỗi tuần học 5 buổi đối với tiểu học, 6 buổi đối với THCS và THPT, mỗi buổi không quá 4 tiết. Học sinh khi đến trường được phân luồng về thời gian, bố trí lối đi riêng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc; đo thân nhiệt ngay trước cổng trường, cửa lớp. Các trường học không tổ chức sinh hoạt tập thể, giữa các tiết học nghỉ giải lao tại phòng học, không tổ chức bán trú….

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Học sinh Trường Tiểu học Nam Hà (TP Hà Tĩnh) thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch.

Thầy Nguyễn Nam Thắng - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: “Đảm bảo an toàn cho hơn 1.750 giáo viên, học sinh, sáng nay chúng tôi đã bố trí đo thân nhiệt tại các lớp để đảm bảo không ách tắc ở cổng trường và thuận lợi cho quá trình theo dõi sức khỏe. Ở tất cả các lớp đều bố trí biển chỉ dẫn quy trình đến trường trong mùa dịch để đảm bảo tốt công tác phân luồng”.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Tại Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh), tất cả các lớp đều có biển chỉ dẫn quy trình đến trường trong mùa dịch.

Tại Trường Tiểu học Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc (Can Lộc), để hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa học sinh với nhau, trường đã bố trí các khối 1,2,5 học buổi sáng, khối 3,4 học buổi chiều, giáo viên hướng dẫn học sinh vào trường theo lối đi riêng; giờ vào học và ra về được bố trí lệch thời gian để tránh tình trạng phụ huynh tập trung đông ở cổng trường. Công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt từ cổng trường đến tận lớp học.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Học sinh Trường Tiểu học Hà Tông Mục, xã Tùng Lộc (Can Lộc) rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp.

Chị Đặng Thị Hoàn ở thôn Minh Tiến xã Tùng Lộc (Can Lộc) cho biết: “Năm nay tôi có 2 cháu học tiểu học, việc cho các con trở lại trường trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp là điều tôi băn khoăn và lo lắng. Tuy nhiên, chứng kiến sự chu đáo, thận trọng của trường trong công tác phòng chống dịch nên tôi yên tâm hơn nhiều. Từ ý thức chung của mọi người, mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế để các cháu duy trì nền nếp học tập”.

Ngày học trực tiếp đầu tiên trong năm học mới, dù không được cùng nhau tay bắt, mặt mừng, chỗ ngồi cũng được giãn cách ở mức xa nhất, nhưng các em vẫn rất vui. Quyết tâm cùng nỗ lực học tập, các em nhắc nhở nhau tranh thủ tối đa thời gian “vàng” để tích lũy kiến thức, không khí buổi học đầu tiên diễn ra hào hứng.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Em Trần Thị Bảo Anh cùng các bạn lớp 9G, Trường THCS Sông Trí (thị xã Kỳ Anh) tập trung nghe giảng để tích lũy kiến thức cho năm học cuối cấp.

Em Trần Thị Bảo Anh - học sinh lớp 9G, Trường THCS Sông Trí (thị xã Kỳ Anh) cho biết: “Những ngày học trực tuyến, mạng không ổn định nên chất lượng một số bài học không được như mong muốn. Bởi thế, để những giờ học trực tiếp có chất lượng, hiệu quả, em đã chuẩn bị bài vở chu đáo, cố gắng tập trung để tiếp thu kiến thức chuẩn bị cho năm học cuối cấp”.

Với bậc tiểu học, do trước đó chưa triển khai hình thức dạy học trực tuyến, nên đây cũng là ngày học đầu tiên giáo viên, học sinh triển khai chương trình năm học mới. Niềm vui, không khí rộn ràng hiện hữu trong từng lớp học.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Ngày học đầu tiên của cô và trò lớp 1 Trường Tiểu học Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) diễn ra hào hứng.

“Đối với học sinh lớp 1, giáo viên cần phải cầm tay, chỉ việc, vì thế chúng tôi sẽ tranh thủ tối đa thời gian học trực tiếp để hướng dẫn các em. Ngày học đầu tiên bắt đầu bằng việc hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, kiểm tra đồ dùng học tập, làm quen với những nét cơ bản, tập động lệnh cho các em. Ngoài ra, những bài thể dục giữa giờ tại lớp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng giúp cô trò tạo không khí hào hứng, quên đi mệt mỏi”, cô Phạm Thị Thanh Huế, giáo viên chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) cho biết.

Ngày học đầu tiên của giáo viên, học sinh Hà Tĩnh diễn ra nền nếp và hào hứng. Các giải pháp phòng chống dịch được thực hiện nghiêm ngặt, phù hợp với mục tiêu đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh. Duy trì ở mức cao nhất hiệu quả của công tác phòng dịch tại trường học, các nhà trường đang tiếp tục thực hiện linh hoạt việc bố trí môn học phù hợp, lựa chọn kiến thức cốt lõi để truyền đạt cho học sinh trong thời gian dạy học trực tiếp.

Các trường học ở Hà Tĩnh tiếp tục phòng dịch nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn dạy học trực tiếp

Cô giáo Trường Tiểu học Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) đón học sinh khối 1 trong ngày đầu đến lớp

Để đảm bảo triển khai hiệu quả việc dạy học trực tiếp, Sở GD&ĐT yêu cầu các trường thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định của các cơ quan có thẩm quyền và các văn bản hướng dẫn liên ngành GD&ĐT, y tế về các giải pháp phòng, chống dịch, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở GDĐT để kịp thời giải quyết, điều chỉnh phù hợp.

Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh

Chủ đề CHÀO NĂM HỌC MỚI

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.