Các xã đăng ký đạt chuẩn NTM 2016: Cần nỗ lực lớn, quyết tâm cao

(Baohatinh.vn) - Mục tiêu đến cuối năm 2016, Hà Tĩnh phấn đấu có thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và không còn xã dưới 9 tiêu chí. Thời gian còn lại không nhiều, các địa phương cần tập trung cao hơn trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện để về đích đúng kế hoạch.

Tập trung phát triển sản xuất, xây dựng mô hình

Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền các cấp, người dân đã được tiếp thêm sức mạnh, nhiều mô hình SXKD có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng; phong trào chỉnh trang khu dân cư, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu ngày càng mở rộng, đạt hiệu quả rõ nét; cơ sở hạ tầng thiết yếu tiếp tục được nâng cấp, nhất là nhà văn hóa thôn.

cac xa dang ky dat chuan ntm 2016 can no luc lon quyet tam cao

Nhân dân Cẩm Huy (Cẩm Xuyên) huy động nhân vật lực làm đường giao thông nông thôn.

Đặc biệt, trên lĩnh vực phát triển các mô hình sản xuất, bên cạnh phát triển nhanh về số lượng, người dân đã chú trọng đến chất lượng, tính hiệu quả của mô hình. Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh đã thành lập mới 2.677 mô hình (bằng 180% so với cùng kỳ năm 2015), gồm: 233 mô hình lớn, 236 mô hình vừa và 2.158 mô hình nhỏ; bình quân mỗi xã thành lập mới 11,4 mô hình. Người dân các huyện có tiềm năng, lợi thế về đất đai như: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ đã mạnh dạn vay gần 684 tỷ đồng (theo Quyết định 23) để đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn.

Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các địa phương đã huy động được hơn 35 tỷ đồng nguồn xã hội hóa để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó, chú trọng hạ tầng phục vụ đời sống tinh thần của người dân như: nhà văn hóa thôn, chỉnh trang khu dân cư, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo…

Cần nỗ lực lớn, quyết tâm cao

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo NTM tỉnh, mặc dù đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn, giành được một số kết quả nhất định, tuy vậy, so với yêu cầu, kết quả đạt được còn thấp, tiến độ chậm. Một số địa phương vẫn chưa có sự tập trung cao, kết quả đạt được trong từng nhóm xã chênh lệch lớn, mức độ đạt chuẩn của các xã còn thấp. Cũng theo số liệu tổng hợp của Văn phòng NTM tỉnh, đến nay, số tiêu chí của nhóm 20 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016 mới đạt 228/372 tiêu chí. Các tiêu chí: giao thông, cơ sở vật chất văn hóa… có tỷ lệ đạt chuẩn thấp. Riêng tiêu chí môi trường đến nay chưa có xã nào đạt.

Một trong những bài toán nan giải trong hoàn thành các tiêu chí NTM, đặc biệt là các tiêu chí hạ tầng đó là nguồn lực. Ông Trần Tú Anh – Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, nhóm 20 xã đăng ký về đích năm 2016 cần tổng nguồn lực 543 tỷ đồng (bình quân 27,1 tỷ đồng/xã), trong đó, nguồn vốn đã có kế hoạch phân bổ là 333 tỷ đồng, nguồn còn thiếu là 210 tỷ đồng. Nguồn đầu tư chủ yếu tập trung cho xây dựng hạ tầng: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường.

Theo khảo sát, trong nhóm 20 xã, có 14 xã nguồn lực còn thiếu bình quân khoảng 8-9 tỷ đồng/xã và các xã này có khả năng cân đối nguồn lực để về đích cao; 6 xã còn lại nguồn lực còn thiếu trên 144 tỷ đồng. Một số xã nằm trong nhóm này cần nguồn lực lớn, như: Xuân Lĩnh (38 tỷ đồng), Thạch Trung (33,8 tỷ đồng), Phú Gia (19,1 tỷ đồng), Đức Thịnh (18,8 tỷ đồng)… trong khi đó, việc cân đối, huy động nguồn lực tại các xã này rất khó khăn. “Nguồn ngân sách địa phương chỉ trông chờ vào bán đất, mà việc bán đất trong giai đoạn hiện nay là rất khó khăn. Thực sự, địa phương chưa biết nhìn vào đâu để huy động nguồn lực thực hiện các tiêu chí hạ tầng còn lại” - một vị lãnh đạo địa phương cho biết.

Thời gian còn lại của năm 2016 không nhiều trong khi mục tiêu, yêu cầu đặt ra đang rất nặng nề, nếu các địa phương không có giải pháp thật căn cơ, lập khung kế hoạch thực hiện tiêu chí không sát thực tiễn thì nguy cơ “lỗi hẹn” đạt chuẩn rất dễ xẩy ra. Tuy nhiên, với quan điểm chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, xây dựng NTM phải bền vững, thực chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tuyệt đối không chạy theo số lượng, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.