Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH

(Baohatinh.vn) - Nghị quyết 02-NQ/CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp.

Ngày 3/3, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông chủ trì hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” nhằm giới thiệu những nội dung trọng tâm của Nghị quyết 02-NQ/CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các tổ chức quốc tế…

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Chính phủ luôn xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, được thực thi xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Thời gian qua, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh COVID-19, cải cách môi trường kinh doanh có xu hướng chững lại.

Đầu năm 2022, Chính phủ tiếp tục ban Nghị quyết 02-NQ/CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 02), thể hiện rõ thông điệp: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp. Nghị quyết 02 cũng được thiết kế tổng thể với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho cả nhiệm kỳ (đến năm 2025).

Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH

Điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong đó, Nghị quyết 02 lựa chọn một số nội dung trọng tâm cải cách cho giai đoạn 2022 - 2025 như: Cải thiện các yếu tố của môi trường kinh doanh theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp; cắt giảm danh mục hành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh; dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật;

Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai; thúc đẩy chuyển đổi số đồng bộ với cải cách hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19; tạo lập thể chế khuyến khích đổi mới, sáng tạo.

Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển KT-XH

Đại biểu Hà Tĩnh dự hội nghị.

Bên cạnh giới thiệu những nội dung trọng tâm của Nghị quyết 02, trong vòng 1 ngày (3/3), các đại biểu cũng trao đổi về kết quả và bài học kinh nghiệm trong cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh; thảo luận về các vấn đề của doanh nghiệp và các đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc triển khai nghị quyết.

Tại Hà Tĩnh, thời gian qua, tỉnh đã ban hành đồng bộ các văn bản chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh với những giải pháp thiết thực, quyết liệt nhằm phấn đấu đứng vào nhóm đầu của cả nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Qua đó, đến nay, Hà Tĩnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Năm 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt 64,56 điểm, xếp thứ 21 cả nước; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 5 cả nước; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan Nhà nước (SIPAS) xếp thứ 11 cả nước…

Về thu hút đầu tư, năm 2021, tỉnh chấp thuận 55 dự án đầu tư, trong đó 54 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 15.000 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) có số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD.

Năm 2021, toàn tỉnh thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 12.000 tỷ đồng; 4.900 hộ kinh doanh và 69 hợp tác xã.

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục kêu gọi, kết nối, làm việc, xúc tiến dự án đầu tư với các nhà đầu tư chiến lược hàng đầu trong sản xuất linh kiện ô tô, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, du lịch…

Về thực hiện Nghị quyết 02-NQ/CP và Nghị quyết 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển KT-XH của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhằm phục hồi KT-XH, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tin liên quan:

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.