Cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 (Bài 1): Thực trạng nhức nhối trong ngành giáo dục

(Baohatinh.vn) - Vài năm trở lại đây, tình trạng sinh con thứ 3 ở Hà Tĩnh gia tăng đột biến và tập trung nhiều trong cán bộ, đảng viên (CBĐV). CBĐV vi phạm chính sách DS-KHHGĐ ngoài việc làm giảm uy tín của chính bản thân, còn Tạo tiền lệ xấu, tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của quần chúng nhân dân và trực tiếp ảnh hưởng đến việc tuyên truyền thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Những con số báo động!

Những người làm công tác DS-KHHGĐ đang rất đau đầu với bài toán khó giảm tỷ lệ sinh con thứ 3. Bài toán ấy dường như còn khó hơn khi càng ngày, con số CBĐV sinh con thứ 3 ngày càng tăng cao. Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ, năm 2012, toàn tỉnh có 432 CBĐV vi phạm chính sách dân số. Con số vi phạm tăng lên 448 người trong năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014 là 55 người. Đây mới chỉ là con số đầu năm, dự báo đến cuối năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên sẽ tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ miền núi Hương Khê.
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ miền núi Hương Khê.

Đáng lo ngại, trong số CBĐV sinh con thứ 3 trở lên, cán bộ, giáo viên công tác trong ngành Giáo dục chiếm tỷ lệ lớn, năm 2012 là 212/432 trường hợp, năm 2013 là 219/448 trường hợp và 3 tháng đầu năm 2014 là 18/55 trường hợp.

Trong số hàng trăm cán bộ, giáo viên bất chấp các quy định để “vượt rào”, có nhiều trường hợp là những cán bộ quản lý, giữ chức vụ trong ngành Giáo dục. Đơn cử như Hiệu trưởng Trường THCS Huy - Nam - Yên (Cẩm Xuyên). Ngay tại ngôi trường này, từ năm 2012 đến nay, có tới 4 trường hợp vi phạm chính sách dân số. Tất cả các trường hợp vi phạm, kể cả hiệu trưởng nhà trường đều chịu hình thức xử lý khiển trách. Điều đáng nói là khi lãnh đạo vi phạm thì việc CBCNV trong nhà trường bất chấp để “vượt rào”, vi phạm chính sách DS-KHHGĐ là điều dễ hiểu.

Một giáo viên lỡ “vượt rào” sinh con thứ 3 tâm sự: “Vì nghĩa vụ với gia đình và họ tộc nên tôi phải cố sinh con thứ 3”. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Bởi lựa chọn sinh con thứ 3, nhiều trường hợp đã sẵn sàng từ bỏ chức vụ để có thể đạt được ước nguyện của gia đình, dòng họ.

Lúng túng trong xử lý vi phạm

Nguyên nhân khiến các thầy, cô giáo bất chấp mọi hình thức kỷ luật để “vượt rào” vi phạm chính sách dân số là do đời sống được nâng lên, kinh tế phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều gia đình muốn có thêm con cho “vui cửa, vui nhà”. Đặc biệt, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn khá nặng nề ở rất nhiều gia đình. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác nữa là do hình thức xử lý kỷ luật.

Minh họa từ tuoitre.vn
Minh họa từ tuoitre.vn

Trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT Phan Đình Lai thẳng thắn: “Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng CBĐV vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chính là do các văn bản, chế tài xử lý về vi phạm chính sách dân số chưa đủ mạnh, chỉ mang tính chất nhắc nhở, vận động. Hầu hết các trường hợp vi phạm chỉ bị khiển trách nên nhiều CBĐV chịu bị kỷ luật để sinh con thứ 3”.

Trên thực tế, thời gian qua, mới chỉ có ½ CBĐV trong ngành Giáo dục vi phạm chính sách dân số bị xem xét, xử lý. Hầu hết chỉ xử lý bằng hình thức khiển trách. Chính việc lúng túng trong chế tài xử lý và sự buông lỏng, cố tình che giấu của cấp cơ sở, cơ quan, đơn vị đã ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào thực hiện KHHGĐ trong nhân dân.

Cũng theo thầy Lai, hiện nay, Sở GD-ĐT cũng đang lúng túng trong việc xử lý cán bộ, giáo viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Hầu hết các trường hợp vi phạm đều chỉ xử lý được về mặt Đảng theo Quy định 181 của Bộ Chính trị, còn về mặt chính quyền thì rất khó vì không có quy định cụ thể. Hàng năm, Sở GD-ĐT xét nội dung này vào tiêu chí thi đua. Với cán bộ chưa là đảng viên thì việc xử lý hết sức khó khăn vì không có hướng dẫn cụ thể. Thông thường, nếu 1 trường hoặc 1 đơn vị cấp phòng của ngành vi phạm chính sách DS- KHHGĐ thì tập thể đó không được xét danh hiệu thi đua, thấp nhất là lao động tiên tiến. Nhưng ngay cả hình thức này thì cũng chưa mang lại hiệu quả.

Trước tình trạng cán bộ, giáo viên vi phạm chính sách dân số quá nhiều, trong đợt xét tuyển biên chế cho giáo viên mầm non thuộc hợp đồng trong biên chế vừa qua, Sở Nội vụ đã dừng xét tuyển với nhiều trường hợp vì vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để xử lý những giáo viên cố tình “vỡ kế hoạch”.

(Còn nữa...)

Đọc thêm

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?