Cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 (Bài cuối): Cần có quy chế xử phạt nghiêm minh, thống nhất

(Baohatinh.vn) - Cùng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nhưng ở mỗi địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị lại có hình thức xử lý khác nhau. Hình thức xử phạt chưa nghiêm minh và còn thiếu sự thống nhất chính là “kẽ hở” để cán bộ, đảng viên (CBĐV) lợi dụng “vượt rào”. Đã đến lúc tỉnh phải xây dựng quy chế xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức sinh con vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, góp phần đẩy lùi tình trạng CBĐV sinh con thứ 3 trở lên.

>> Bài 1: Thực trạng nhức nhối trong ngành giáo dục

>> Bài 2: Cán bộ giữ chức vụ cũng “vượt rào”

Xử lý “mỗi nơi mỗi kiểu”

Cùng là giáo viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ nhưng việc xử lý vi phạm ở mỗi đơn vị lại khác nhau. Nếu như thầy giáo Lê Hữu Quyền - Hiệu trưởng Trường THCS Huy - Nam - Yên (Cẩm Xuyên) sinh con thứ 3 chỉ bị khiển trách thì thầy giáo Hoàng Đình Thái - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trường Lộc (Can Lộc) sau khi bị khiển trách về mặt đảng còn bị giáng chức làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Gia Hanh. Ngay trong ngành Giáo dục, việc xử lý cán bộ, giáo viên vi phạm đã không thống nhất, “mỗi nơi mỗi kiểu”, như vậy thì ở các cơ quan khác, sự thiếu thống nhất đó lại càng thể hiện rõ.

Gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trong cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân số, mất cân bằng giới tính. Ảnh: Nam Giang
Gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trong cán bộ, đảng viên sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân số, mất cân bằng giới tính. Ảnh: Nam Giang

Trong số 448 CBĐV vi phạm chính sách DS-KHHGĐ năm 2013, chỉ mới có 300 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 275 người bị khiển trách. Những con số trên đã phần nào phản ánh thực tế việc xử lý CBĐV vi phạm chính sách DS-KHHGĐ lâu nay đang bị xem nhẹ. Với mức kỷ luật khiển trách, hầu hết các CBĐV đang “khát khao” có thêm con thứ 3 chấp nhận chịu kỷ luật để được toại nguyện. Đó là chưa kể việc sinh con thứ 3 mới chỉ xử lý về mặt đảng, còn về mặt chính quyền hầu như không thấy.

Ông Phạm Quang Đệ - Chánh thanh tra Sở Nội vụ cho biết: “Hiện nay, ở các cơ quan, đơn vị, việc xử lý CBĐV vi phạm chính sách DS-KHHGĐ đều dựa vào Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó quy định đảng viên sinh con thứ 3 thì bị kỷ luật khiển trách. Dưới cơ sở, rất nhiều cơ quan, đơn vị tỏ ra lúng túng và “bí” trong việc xử lý người của cơ quan mình vi phạm sinh con thứ 3 vì thiếu cơ sở pháp lý. Còn chỉ dựa vào hình thức khiển trách thì cơ quan lại không thể “dẹp bỏ” được ý muốn sinh con thứ 3 của CBCNVC cơ quan mình”. Do đó, lúc thành lập hội đồng kỷ luật, nhiều cơ quan làm sai khi đã đưa thêm nhiều thành phần vào không đúng với quy định. Thậm chí, có nơi sử dụng hình thức biểu quyết để xử lý trường hợp vi phạm.

Cần thiết phải xây dựng quy chế

Cũng theo Chánh Thanh tra Sở Nội vụ Phạm Quang Đệ, vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần xây dựng một quy chế xử lý CBĐV vi phạm sinh con thứ 3 thống nhất và nghiêm minh để có căn cứ pháp lý nhằm xử lý vi phạm. Hiện nay, đối với đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ thì bị xử lý kỷ luật về đảng theo Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị hoặc theo Quy định 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị; T.Ư hiện nay cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc cán bộ công tác trong lĩnh vực Đảng, đoàn thể bị kỷ luật về đảng có bị kỷ luật theo Luật Công chức, viên chức hay không, cấp nào xử lý vi phạm? Tuy nhiên, một số bộ, ngành đã ban hành thông tư quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ trong ngành. Như Bộ Công an vừa ban hành văn bản hợp nhất thông tư quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức trong lực lượng công an nhân dân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ (hợp nhất Thông tư 02/2010 và Thông tư 54/2011 sửa đổi một số điều của Thông tư 02).

Riêng đối với Hà Tĩnh, các cơ quan, đơn vị đang căn cứ xử lý theo Nghị quyết số 78/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác DS– KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014–2020”. Ông Nguyễn Huy Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang xây dựng dự thảo Quy chế về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức sinh con vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. Một khi quy chế ra đời sẽ trở thành căn cứ pháp lý để xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm”.

Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn thường nhắc nhở: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Việc CBĐV, nhất là những cán bộ giữ chức vụ vi phạm chính sách dân số đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ.

Có thể đối với một gia đình khá giả, việc sinh thêm con thứ 3 là bình thường nhưng sự bình thường đó không thể nhìn nhận ở góc độ quản lý xã hội. Nhiều trường hợp vi phạm sẽ dẫn đến nguy cơ bùng nổ dân số, mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến nguy cơ thiếu việc làm, nảy sinh tệ nạn xã hội, tạo áp lực lên môi trường, công trình giao thông và các công trình công cộng khác.

Đọc thêm

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?