Cảnh báo: Đừng để trẻ em "ngủ chung" với điện thoại di động

Sở Y tế bang California (Hoa Kỳ) vừa đưa ra cảnh báo nên tránh xa điện thoại di động để giảm nguy cơ phơi nhiễm xạ và các vấn đề sức khỏe khác.

canh bao dung de tre em ngu chung voi dien thoai di dong

Điện thoại di động truyền tin bằng tín hiệu radio tần số thấp, có thể khiến chúng ta tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt khi tải hoặc gửi các file có dung lượng lớn.

Theo tuyên bố phát đi từ Sở Y tế bang Cali, mặc dù chưa chứng minh một cách rõ ràng rằng bức xạ của điện thoại di động là nguy hiểm nhưng đã có những nghiên cứu đủ để cho thấy cần phải cảnh giác, đặc biệt là đối với trẻ em.

Theo hướng dẫn của ngành y tế California, RF có thể dễ dàng xuyên qua não trẻ hơn người lớn. Phơi nhiễm này cũng gây tổn thương nhiều hơn và lâu dài hơn đối với những bộ não đang phát triển.

Các nghiên cứu cũng đã cho thấy tiếp xúc với điện thoại di động có thể gây u ở não hay tai, nơi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với thiết bị.

Mặc dù nghiên cứu về ảnh hưởng của bức xạ với trẻ em là tương đối hiếm nhưng nhiều chuyên gia tâm lý cảnh báo rằng việc sử dụng điện thoại di động ở trẻ liên quan với việc kém tập trung, vấn đề sức khỏe tinh thần và rối loạn giấc ngủ.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hầu hết cha mẹ không nhận thức đầy đủ về những cảnh báo này nên không quản lý việc tiếp xúc với điện thoại của trẻ.

Trên thực tế, các nhà sản xuất điện thoại di động dường như cũng đang đồng ý với khuyến cáo này khi mới đây nhất, Apple đã có lưu ý “RF exposure” trong phần mềm cài đặt iPhone. Theo đó, lượng phóng xạ RF chỉ là 5mm (bằng độ dày của đầu bút bi) và trong ngưỡng tiêu chuẩn an toàn của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, khác với hướng dẫn của ngành y tế Cali, Apple đề xuất người dùng nên sử dụng loa ngoài hoặc các phụ kiện “rảnh tay” khác.

“Để điện thoại trong người chưa bao giờ là 1 ý tưởng hay”, TS Devra Davis, tổ chức Environmental Health Trust, cho biết.

Trước đó 1 tuần, Pháp cũng có lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong trường tiểu học và trung học. Mặc dù mục tiêu của lệnh cấm liên quan đến sức khỏe tâm thần nhưng nó cũng thu hút các chuyên gia vốn đang lo lắng về phơi nhiễm bức xạ.

Pháp cũng là quốc gia đi đầu trong nghiên cứu về ảnh hưởng của bức xạ điện thoại với sức khỏe thể chất.

Thử nghiệm tại Pháp cho thấy nguy cơ phơi nhiễm xạ từ điện thoại từ thói quen giữ điện thoại bên người cao gấp 4 lần (theo tiêu chuẩn của Pháp) và gấp 7 lần theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra mối liên quan mạnh mẽ giữa tiếp xúc với bức xạ và sự suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

“Nhiều người để điện thoại trong túi quần hang tiếng đồng hồ mỗi ngày, nhất là vào mùa hè, khi trang phục thường là chất liệu mỏng, thoáng.

Lưu ý:

Nên dùng nghe ngoài hay tai nghe để tránh tiếp xúc gần với điện thoại di động.

Chỉ dùng tai nghe khi gọi điện thoại vì bộ tai nghe cũng có phát bức xạ ở mức thấp.

Nếu có thể, hãy nhắn tin thay vì gọi trực tiếp

Không để điện thoại di động trong túi quần, túi gần thắt lưng mà nên để trong túi xách, balo…

Không để điện thoại trên giường, trong túi ngủ.

Để điện thoại ở chế độ máy bay khi ngủ hoặc khi không sử dụng.

Theo Dân trí

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.