Cấp GCNQSD đất cho HTX: Kết quả thấp, nhiều hệ lụy!

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có 1.278 HTX, trong đó, mới chỉ có 111 HTX được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Tỷ lệ khiêm tốn này (8,7%) cho thấy sự yếu kém của nội tại HTX cũng như nhiều hạn chế trong quy trình thực hiện.

Điểm sáng như... "lá mùa thu"!

HTX Dịch vụ và Môi trường xã Sơn Long (Hương Sơn) được cấp GCNQSDĐ từ tháng 11/2014 đã mở ra cơ hội lớn để đơn vị đầu tư SXKD. Bà Lê Thị Mỹ - Giám đốc HTX cho hay: “Được thuê đất trên diện tích 11.310 m2 trong 50 năm là điều kiện hết sức thuận lợi để chúng tôi mạnh dạn đầu tư làm giàu. Trên nền đất được cấp, HTX đã xây dựng chợ mới xã Sơn Long quy mô hàng chục ki-ốt cho thuê với đầy đủ hệ thống đảm bảo quy định và mỹ quan trong quá trình khai thác, sử dụng.

Ngoài ra, HTX còn có tư liệu để sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm phù hợp với thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, còn mở rộng ngành nghề kinh doanh với việc phát triển thêm các dịch vụ như cưới hỏi, tang lễ… Hàng năm, HTX đều thực hiện đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, tạo niềm tin cho chính quyền và nhân dân trên địa bàn”.

cap gcnqsd dat cho htx ket qua thap nhieu he luy

Được cấp GCNQSD đất là cơ hội để HTX Dịch vụ và Môi trường xã Sơn Long (Hương Sơn) đầu tư mở rộng SXKD, mang lại hiệu quả.

Khác với sự yếu kém, trì trệ của nhiều HTX hiện nay, doanh thu hàng năm của HTX Dịch vụ và Môi trường xã Sơn Long đạt khá. Qua đó, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương, đặc biệt là những người lầm lỗi có cơ hội hoàn lương.

“Èo ọt” từ sự yếu kém nội tại

Tuy nhiên, không phải HTX nào cũng có tiềm lực để được cấp GCNQSDĐ như HTX Dịch vụ và Môi trường xã Sơn Long. Trên thực tế, nhiều HTX vẫn luôn phản ánh thiếu tư liệu sản xuất song khi vào cuộc xem xét thì các cơ quan chức năng không thể giải quyết. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ sự “èo ọt” của bản thân HTX.

Ông Lê Đăng Phúc - Trưởng phòng Tuyên truyền chính sách Liên minh HTX tỉnh cho biết: “Nội lực yếu kém, không xây dựng được phương án SXKD khả thi, hoạt động chỉ mang tính cầm chừng, được chăng hay chớ, các thành viên không chú trọng việc góp vốn, góp tài sản để đầu tư sản xuất… nên đa phần HTX hiện nay không đủ năng lực để được cấp đất. Tính đến thời điểm hiện tại, trong tổng số 1.278 HTX đang hoạt động trên toàn tỉnh thì mới chỉ có 111 HTX được cấp GCNQSDĐ, chiếm chưa đến 10%”.

Nhằm tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tập thể, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào cuộc rà soát, xem xét, hướng dẫn làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho những HTX đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước. Thực tế cho thấy, được cấp GCNQSDĐ là điều kiện thuận lợi để có tư liệu sản xuất, thậm chí còn là tài sản để các HTX huy động nguồn vốn, đầu tư SXKD và nâng cao thu nhập.

cap gcnqsd dat cho htx ket qua thap nhieu he luy

Nhiều HTX nông nghiệp do chưa nắm rõ các chính sách về đất đai nên còn e ngại, thiếu phối hợp trong việc hoàn thiện các thủ tục cấp đất.

Tuy nhiên, theo phản ánh, chỉ những HTX thực sự mong muốn có tư liệu sản xuất để mở rộng quy mô, tạo hiệu quả kinh tế, cải thiện nguồn thu và nâng cao đời sống cho xã viên thì mới quan tâm đến việc hoàn thiện các thủ tục đất đai. Trên thực tế, có nhiều HTX thiếu sự chủ động, phối hợp trong quá trình thực hiện nội dung này. Thậm chí, có trường hợp cơ quan thẩm quyền đã cấp GCNQSDĐ, thông báo nhiều lần, song các HTX vẫn không màng đến ký kết hợp đồng thuê đất và nhận giấy chứng nhận. Ví như các HTX nông nghiệp: Đức Minh (xã Liên Minh); Ngọc Lâm, Thượng Ích (xã Đức Lâm); Long Sơn (xã Đức Long – Đức Thọ); HTX Mật Thiết (xã Kim Lộc – Can Lộc). Phải chăng, các HTX này ngại đóng nộp lệ phí thẩm định hay chưa muốn đổi mới thực sự?

Cần sự chủ động từ nhiều phía

Theo Phòng Thẩm định, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Hà Tĩnh (Sở TN&MT), thời gian qua, đơn vị đã tiến hành thống kê, rà soát, đo đạc, hướng dẫn và làm thủ tục cấp đất cho các HTX đủ điều kiện. Qua thực tế, ngoài việc nội tại HTX yếu kém, vẫn có các yếu tố không đảm bảo để tiến hành cấp đất cho HTX. Trong diện được xem xét, có 42 HTX chưa được cấp GCNQSDĐ do một số HTX hiện tại tự động sử dụng đất và loại đất đó không phù hợp với quy hoạch chung; một số HTX có danh sách nhưng không phối hợp, không làm hồ sơ; số khác thì vướng nguồn gốc đất sử dụng… Do vậy, để việc cấp đất cho HTX đạt hiệu quả, rất cần sự chủ động vào cuộc trong việc định hướng, cấp đất đảm bảo đúng quy hoạch của chính quyền địa phương.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng - Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh:

“Bản thân các HTX phải có phương án SXKD, lựa chọn địa điểm đất đai theo đúng quy hoạch của Nhà nước, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch vùng sản phẩm chủ lực của tỉnh và huyện. Ngoài ra, các sở, ngành liên quan cần chung tay giúp đỡ, hướng dẫn các HTX trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục… để HTX dễ tiếp cận và đảm bảo đúng quy định”.

Ông Lê Quốc Hùng - Trưởng phòng Thẩm định, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Hà Tĩnh (Sở TN&MT):

“Nhiều HTX trước nay được huyện và xã giao đất nhưng không đúng luật nên chúng tôi không thể giải quyết. Theo quy định, HTX muốn được cấp mới đất phải là đất có quy hoạch tỉnh phê duyệt, có quyết định giao đất của tỉnh và đầy đủ thủ tục theo đúng quy trình… Ngoài ra, điều đáng nói là ở Hà Tĩnh, HTX nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và có nhu cầu thuê đất sản xuất, song do chưa hiểu rõ bản chất vấn đề nên còn vướng mắc. Theo quy định hiện hành, HTX nông nghiệp được miễn phí thuê đất, tuy nhiên, nhiều HTX không hay biết nên còn lo ngại kinh phí cho thuê. Do vậy, thời gian tới, cần sự tuyên truyền sâu sát, hiệu quả hơn của các cơ quan chức năng trong việc phổ biến chính sách cho các HTX, đặc biệt là chính sách về đất đai”.

Ông Võ Tá Duy - Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thạch Hà:

“Tính đến ngày 1/11/2016, huyện Thạch Hà có 175 HTX hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nông - lâm - ngư nghiệp, CN-TTCN, vận tải, quỹ tín dụng nhân dân… Đến thời điểm hiện tại, có 6 HTX đã và đang được tỉnh chấp thuận chủ trương cho thuê đất để đầu tư SXKD và chủ yếu thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Thời gian tới, địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, nhất là định hướng để các HTX có năng lực, nguyện vọng được cấp đất phục vụ hoạt động SXKD được tiếp cận và làm hồ sơ thủ tục theo đúng quy định của Nhà nước”.

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.